Như các bạn đã biết các phương trình phản ứng oxi hóa khử khi cho Fe3O4 tác dúng với HNO3 sản phẩm khử của N+5 sinh ra tùy thuộc vào độ mạnh yếu của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, Fe3O4 + HNO3 sẽ điều chế ra Fe(NO3)3 và NO ta thấy xuất hiện hơi nước. Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O, Mời các bạn cùng theo dõi.
Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O
Điều kiện để phương trình diễn ra : Không có
Tiến hành thí nghiệm : Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3 ta thấy Hiện tượng sau phản ứng thoát ra khí không màu NO hóa nâu trong không khí.
Cân bằng phương trình oxi hóa khử Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Cân bằng: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Xem thêm tại đây :
Tính chất của sắt từ oxit Fe3O4
Khái niệm : Là hỗn hợp của hai oxit FeO, Fe2O3. Có nhiều trong quặng manhetit, có từ tính.
Công thức phân tử Fe3O4
Tính chất vật lí oxit sắt từ
Là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và có từ tính.
Tính chất hóa học oxit sắt từ
+ Tính oxit bazơ
Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo ra hỗn hợp muối sắt (II) và sắt (III).
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3+ FeCl2 + 4H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng→ Fe2(SO4)3+ FeSO4 + 4H2O
+ Tính khử
Fe3O4 là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3+ NO + 14H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O
+ Tính oxi hóa
Fe3O4 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:
Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O
Fe3O4+ 4CO → 3Fe + 4CO2
3 Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe
Câu hỏi trắc nghiệm
Cho phương trình hóa học sau : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Hệ số của HNO3 Trong phản ứng trên là
A 28
B 24
C 10
D 16
Cách giải:
Cân bằng phương pháp thăng bằng electron
Giải bài tập :
Bước 1 : Xác định sự thay đổi của các nguyên tố trước và sau phản ứng :
Bước 2 và bước 3 : Viết quá trình nhường, nhận e và đặt hệ số trước các chất khử và chất oxi hóa thích hợp sao cho tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận :
Bước 4 : Đặt vào phương trình từ đó tìm được hệ số của chất tham gia phản ứng :
Vậy hệ số góc của HNO3 là 28
Đáp án A là đáp án đúng