nhân chia trước cộng trừ sau

Nhân chia trước cộng trừ sau, Quy tắc lần lượt từ trái sang phải

Nhân chia trước cộng trừ sau, Quy tắc lần lượt từ trái sang phải được các giáo viên có chuyên môn cao dạy cho trẻ từ chương trình học bậc tiểu học. Tuy nhiên hiện nay còn khá nhiều phụ huynh còn lúng túng khi dạy cho các con với cách tính nhân chia trước, cộng trừ sau có đúng không? Để nắm rõ các quy tắc cũng như cách tính làm sao có kết quả chính xác nhất, bản chất của các phép tính Nhân chia trước cộng trừ sau ra sao cho đúng. Dưới đây là phương pháp học nhanh nhất cũng như giúp các em học sinh nhớ lâu nhất về các phép tính liên quan, Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

nhân chia trước cộng trừ sau

Quy tắc phép tính cộng trừ nhân chia

Trong các phép tính chỉ có cộng trừ hoặc nhân chia không thì rất dễ nhưng các phép tính có cả cộng trừ nhân chia thì nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn hãy nhớ quy tắc ” Nhân chia trước cộng trừ sau, có ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước”

Tìm hiểu thêm :

Cách tính cộng trừ nhân chia

Quy tắc 1: Thực hiện phép tính bên trong dấu ngoặc đơn trước tiên nếu có
Quy tắc 2: Thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải
Quy tắc 3: Thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Nhân chia trước cộng trừ sau

Ví dụ 1 :

Tính từ trái qua phải, nhân chia trước, cộng trừ sau, và ưu tiên các phép tính trong ngoặc. Nhưng vì cách viết 2(1+2), nhiều người đã cho rằng phải tính luôn cả cụm này trước, và kết quả là họ tính nhầm

Trên thực tế, phép tính này sẽ phải viết đủ ra thành: 6:2x(1+2). Ưu tiên trong ngoặc, ta sẽ có: 6:2x(3). Và nếu viết theo đúng quy trình từng bước chúng ta được học hồi cấp 1 thì sẽ là:

6:2x(1+2) = 6:2x(3) = 6:2×3

Đến đây, phép toán chỉ bao gồm toàn phép nhân và phép chia, nên áp dụng đúng quy tắc tính từ trái qua phải, ta sẽ được kết quả là 9.

Hoặc nếu viết theo dạng phân số thì bạn sẽ thấy rõ ràng hơn: 6:2x(1+2) = (6/2)x(1+2)

Ví dụ 2 :

8 + 2 x 6 = ?

Lời giải :

có rất nhiều bạn sẽ nhầm lấy 6 + 4 trước nhưng hãy xem lại quy tắc ” nhân chi trước cộng trừ sau ” khi này đáp án bằng : 8 + 12 = 20.

Ví dụ 3 :

6 x ( 5 + 7 x 3 ) : 2 = ?

Lời giải : Khi này chúng ta làm phép tính trong dấu ngoặc đơn trước

( 5 + 7 x 3 ) = 5+ 21 = 26

sau đó làm phép tính lần lượt từ trái qua phải : 6 x 26 : 2 = 78.

Ví dụ 4 :

5 x 6 : 3 = ?

Lời giải : Trong bài toán này ta chỉ có phép nhân chia và không có dấu ngoặc đơn vì vậy phép tính lần lượt từ trái qua phải như sau : 30 : 3 = 10 .