Fe

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học cho Fe + HNO3 loãng

Trong chương trình học hóa lớp 10, chúng ta thường thấy xuất hiện nội dung bài học như : Cân bằng phản ứng oxi hóa khử lớp 10, tính chất Hóa học của Al và tính chất hóa học HNO3…..và có các dạng bài tập như viết phương trình phản ứng đã cân bằng. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn cho các bạn cách viết phương trình hóa học Fe + HNO3 loãng, Mời các bạn cùng theo dõi.

Viết phương trình phản ứng hóa học :

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Cách cân bằng phương trình Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi

Fe0 + HN+5O3 → Fe+3(NO3)3+ N+2O + H2O

cân bằng pt

Vậy ta có phương trình: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Điều kiện phản ứng : Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit nitric ta thấy xuất hiện Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu và khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Thông tin thêm :

Fe tác dụng với axit nitric loãng → các sản phẩm khử của HNO3 có thể có là NH4NO3; N2O; NO; N2;…

Fe

Tính chất hóa học của sắt:

– Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với lưu huỳnh

tác dụng với S

b. Tác dụng với oxi

với oxi

c. Tác dụng với clo

clo

2. Tác dụng với axit

a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc

tác dụng với axit

Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

3. Tác dụng với dung dịch muối

– Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag

Ví dụ :

Ví dụ 1: Cho 5,6 g sắt tác dụng với HNO3 loãng dư thu được khí không màu hóa nâu trong không khí. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?

A. 22,4 lít B. 11,2 lít C. 2,24 lít D. 5,6 lít

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

nNO = nFe = 0,1 mol ⇒ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Ví dụ 2: Cho kim loại sắt tác dụng với HNO3 loãng thu được chất khí không màu hóa nâu trong không khí. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

B. Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

C. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

D. 10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Nội dung cần tìm hiểu :