Trong toán học các bạn học sinh đã biết được rất nhiều các loại hình học khác nhau, nhưng diện tích hình tam giác có những công thức và cách giải những bài toán như thế nào? Để tính diện tích tam giác bạn cần xác định loại tam giác đó là gì, từ đó tìm ra công thức tính diện tích chính xác và các yếu tố cần thiết để tính diện tích tam giác nhanh nhất, chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây:
Hình tam giác là gì?
Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Tam giác luôn luôn là một đa giác đơn và luôn là một đa giác lồi (các góc trong luôn nhỏ hơn 180o).
Các loại tam giác
Tam giác thường: là tam giác cơ bản nhất, có độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau. Tam giác thường cũng có thể bao gồm các trường hợp đặc biệt của tam giác.
Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau, hai cạnh này được gọi là hai cạnh bên. Đỉnh của một tam giác cân là giao điểm của hai cạnh bên. Góc được tạo bởi đỉnh được gọi là góc ở đỉnh, hai góc còn lại gọi là góc ở đáy. Tính chất của tam giác cân là hai góc ở đáy thì bằng nhau.
Tam giác đều: là trường hợp đặc biệt của tam giác cân có cả ba cạnh bằng nhau. Tính chất của tam giác đều là có 3 góc bằng nhau và bằng 60 độ.
Tam giác vuông: là tam giác có một góc bằng 90 độ (là góc vuông).
Tam giác tù: là tam giác có một góc trong lớn hơn lớn hơn 90^{\circ}(một góc tù) hay có một góc ngoài bé hơn 90 độ (một góc nhọn).
Tam giác nhọn: là tam giác có ba góc trong đều nhỏ hơn 90^{\circ} (ba góc nhọn) hay có tất cả góc ngoài lớn hơn 90 độ (sáu góc tù).
Tam giác vuông cân: vừa là tam giác vuông, vừa là tam giác cân.
Cách tính thể tích khối lăng trụ đứng, tam giác đều
Công thức tính diện tích hình tam giác thường
+ Diện tích tam giác thường được tính bằng cách nhân chiều cao với độ dài đáy, sau đó tất cả chia cho 2. Nói cách khác, diện tích tam giác thường sẽ bằng 1/2 tích của chiều cao và chiều dài cạnh đáy của tam giác.
+ Đơn vị: cm2, m2, dm2, ….
Công thức tính diện tích tam giác thường:
S = (a x h) / 2
Trong đó:
+ a: Chiều dài đáy tam giác (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác tùy theo quy đặt của người tính)
+ h: Chiều cao của tam giác, ứng với phần đáy chiếu lên (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy, đồng thời vuông góc với đáy của một tam giác)
Công thức suy ra:
h = (S x 2) / a hoặc a = (S x 2) / h
Bài tập ví dụ
* Tính diện tích hình tam giác có
a, Độ dài đáy là 15cm và chiều cao là 12cm
b, Độ dài đáy là 6m và chiều cao là 4,5m
Lời giải:
a, Diện tích của hình tam giác là:
(15 x 12) : 2 = 90 (cm2)
Đáp số: 90cm2
b, Diện tích của hình tam giác là:
(6 x 4,5) : 2 = 13,5 (m2)
Đáp số: 13,5m2
* Chú ý: Trường hợp không cho cạnh đáy hoặc chiều cao, mà cho trước diện tích và cạnh còn lại, các bạn hãy áp dụng công thức suy ra ở trên để tính toán.
Công thức tính diện tích tam giác vuông
– Diễn giải: Công thức tính diện tích tam giác vuông tương tự với cách tính diện tích tam giác thường, đó là bằng1/2 tích của chiều cao với chiều dài đáy. Mặc dù vậy hình tam giác vuông sẽ khác biệt hơn so với tam giác thường do thể hiện rõ chiều cao và chiều dài cạnh đáy, và bạn không cần vẽ thêm để tính chiều cao tam giác.
Công thức tính diện tích tam giác vuông: S = (A X H) / 2
Diễn giải:
+ Công thức tính diện tích tam giác vuông tương tự với cách tính diện tích tam giác thường, đó là bằng1/2 tích của chiều cao với chiều dài đáy. Vì tam giác vuông là tam giác có hai cạnh góc vuông nên chiều cao của tam giác sẽ ứng với một cạnh góc vuông và chiều dài đáy ứng với cạnh góc vuông còn lại
Công thức tính diện tích tam giác vuông:
S = (a x b)/ 2
Trong đó a, b: độ dài hai cạnh góc vuông
Công thức suy ra:
a = (S x 2) : b hoặc b = (S x 2) : a
Bài tập ví dụ
* Tính diện tích của tam giác vuông có:
a, Hai cạnh góc vuông lần lượt là 3cm và 4cm
b, Hai cạnh góc vuông lần lượt là 6m và 8m
Lời giải:
a, Diện tích của hình tam giác là:
(3 x 4) : 2 = 6 (cm2)
Đáp số: 6cm2
b, Diện tích của hình tam giác là:
(6 x 8) : 2 = 24 (m2)
Đáp số: 24m2
Tương tự nếu dữ liệu hỏi ngược về cách tính độ dài, các bạn có thể sử dụng công thức suy ra ở trên.
Công thức tính diện tích tam giác cân
Diễn giải:
Tam giác cân là tam giác trong đó có hai cạnh bên và hai góc bằng nhau. Trong đó cách tính diện tích tam giác cân cũng tương tự cách tính tam giác thường, chỉ cần bạn biết chiều cao tam giác và cạnh đáy.
+ Diện tích tam giác cân bằng Tích của chiều cao nối từ đỉnh tam giác đó tới cạnh đáy tam giác, sau đó chia cho 2.
Công thức tính diện tích tam giác cân:
S = (a x h)/ 2
+ a: Chiều dài đáy tam giác cân (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác)
+ h: Chiều cao của tam giác (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy).
Bài tập ví dụ
* Tính diện tích của tam giác cân có:
a, Độ dài cạnh đáy bằng 6cm và đường cao bằng 7cm
b, Độ dài cạnh đáy bằng 5m và đường cao bằng 3,2m
Lời giải:
a, Diện tích của hình tam giác là:
(6 x 7) : 2 = 21 (cm2)
Đáp số: 21cm2
b, Diện tích của hình tam giác là:
(5 x 3,2) : 2 = 8 (m2)
Đáp số: 8m2
Công thức tính diện tích tam giác đều
Diễn giải:
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau. Trong đó cách tính diện tích tam giác đều cũng tương tự cách tính tam giác thường, chỉ cần bạn biết chiều cao tam giác và cạnh đáy.
+ Diện tích tam giác cân bằng Tích của chiều cao nối từ đỉnh tam giác đó tới cạnh đáy tam giác, sau đó chia cho 2.
Công thức tính diện tích tam giác đều:
S = (a x h)/ 2
+ a: Chiều dài đáy tam giác đều (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác)
+ h: Chiều cao của tam giác (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy).
Bài tập ví dụ
* Tính diện tích của tam giác đều có:
a, Độ dài một cạnh tam giác bằng 6cm và đường cao bằng 10cm
b, Độ dài một cạnh tam giác bằng 4cm và đường cao bằng 5cm
Lời giải
a, Diện tích hình tam giác là:
(6 x 10) : 2 = 30 (cm2)
Đáp số: 30cm2
b, Diện tích hình tam giác là:
(4 x 5) : 2 = 10 (cm2)
Đáp số: 10cm2
Dù sử dụng công thức tính diện tích tam giác nào đi chăng nữa thì các bạn, các em học sinh, sinh viên cần hiểu rằng, không phải lúc chiều cao cũng nằm trong tam giác, lúc này cần vẽ thêm một chiều cao và cạnh đáy bổ sung. Và quan trọng khi tính diện tích tam giác, cần chú ý chiều cao phải ứng với cạnh đáy nơi nó chiếu xuống.
Công thức tính diện tích tam giác nâng cao
Ngoài những cách tính diện tích tam giác ở trên, thực tế, toán học còn phổ biến các cách tính diện tích tam giác bằng công thức Heron, tính diện tích tam giác bằng góc và hàm lượng giác. Cụ thể:
* Công thức diện tích tam giác khi biết 1 góc
Công thức tính diện tích tam giác theo công thức Heron
Cách tính diện tích tam giác mở rộng
Lưu ý: Khi dùng công thức này thì bạn cần chứng minh trước.
công thức 1 :
:
Trong đó:
– a, b, c: Độ dài cạnh của tam giác
– R: Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác
Công thức 2:
Trong đó:
– p: nửa chu vi tam giác
– r: bán kính đường tròn nội tiếp tam giác
Ở bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được thế nào là hình tam giác, cách tính các loại hình tam giác trong bài toán nâng cao cũng như bài toán đơn giản. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các em trong các phương pháp học cũng như trong đời sống hàng ngày .
xem thêm :
Định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, công thức và phương pháp giải
Hàm số bậc nhất là gì? định nghĩa và tính chất của hàm số