BaCO3

Cân bằng phương trình phản ứng CH3COOH + BaCO3

Các bạn đã biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học chưa, Nếu chưa hãy theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết và cân bằng phương trình khi cho CH3COOH tác dụng với BaCO3 ra Bari axetat có hơi nước và khí CO2 thoát ra ngoài. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :

BaCO3 + 2CH3COOH → H2O + CO2↑ + (CH3COO)2Ba

Trong đó bao gồm các chất phản ứng :

BaCO3 là Barium Cacbonat

CH3COOH là axit axetic

H2O là nước

CO2↑ là khí Carbon dioxide

(CH3COO)2Ba là Bari axetat

BaCO3

Điều kiện phản ứng :  Không có

Cách thực hiện phản ứng

– Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch CH3COOH ta thấy  Xuất hiện khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch

Thông tin thêm :

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Các phương trình điều chế BaCO3 :

– Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 ⟶ CaCO3 + 2H2O + BaCO3

– BaCl2 + K2CO3 ⟶ 2KCl + BaCO3

– K2CO3 + BaS ⟶ K2S + BaCO3

– (NH4)2CO3 + BaCl2 ⟶ 2NH4Cl + BaCO3

Chú ý :

Bari Cacbonat là gì?

Bari Cacbonat là một hợp chất của muối bari với công thức hóa học là BaCO3. Đây là hợp chất dạng tinh thể màu trắng và có tính nguy hiểm dù được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp.

Bạn có thể tìm thấy Bari Cacbonat dưới dạng khoáng vật BaCO3 trong tự nhiên và Bari Cacbonat là một trong những thành phần của bả chuột và gốm sứ.

Bari Cacbonat (BaCO3) khi tác dụng với các chất tương ứng sẽ tạo ra kết tủa màu Trắng.

Đặc tính của Bari Cacbonat

BaCO3 ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và tan tốt trong axit, nước nhưng không tan được trong Ethanol.
BaCO3 có khối lượng mol là 197,34 g/mol.
BaCO3 có khối lượng riêng là 4,286 g/cm3.
BaCO3 điểm nóng chảy là 811 °C (1.084 K; 1.492 °F)
BaCO3 có điểm sôi là 1.450 °C (1.720 K; 2.640 °F)
BaCO3 có độ hòa tan trong nước là 16 mg/L (8.8°C), 22 mg/L (18 °C), 24 mg/L (20 °C), 24 mg/L (24,2 °C).

Các phản ứng có sự tồn tại của Bari Cacbonat

BaCO3 tác dụng với axit clohydric để tạo thành các muối bari tan, như bari clorua:

BaCO3 + 2 HCl → BaCl2 + CO2 + H2O.

2CH3COOH + BaCO3 ⟶ H2O + CO2 + (CH3COO)2Ba.

BaCO3 bị nhiệt độ từ 1000 – 1450 độ C cao phân hủy thành BaO và giải phóng khí CO2

BaCO3 ⟶ BaO + CO2

Câu hỏi trắc nghiệm :

Ví dụ 1: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Giải bài tập :

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Ví dụ 2: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4 B. 2

C. 5 D. 3

Đáp án: D

Giải bài tập :

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O