tọa độ

Định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn,công thức và phương pháp giải.

Tỉ số lượng giác của góc nhọn là kiến thức vô cùng quan trọng đối với học sinh phổ thông, vậy định nghĩa như thế nào là tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính chất và phương pháp giải các bài toán liên quan như thế nào cho chính xác nhất.Có những kiến thức nào cần nhớ về tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Định nghĩa thế nào là tỉ số lượng giác của một góc nhọn:

Tỉ số lượng giác của góc nhọn cụ thể là các tỷ số về cạnh của góc nhọn xuất hiện trong các tam giác vuông. Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, góc C là góc nhọn được kí hiệu là α.

Ta có: sin α= cạnh đối/ cạnh huyền = AB/BC

cos α= cạnh kề/cạnh huyền = AC/BC

tan α= cạnh đối/cạnh kề = AB/AC

cot α= cạnh kề/cạnh đối = AC/AB

Tỉ số lượng giác của một góc nhọn

tính chất

3 tính chất

Bảng tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt:

tỉ số lượng giác của các góc dặc biệt

Mối liên hệ giữa tỷ số lượng giác của 2 góc nhọn trong tam giác vuông:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Góc B và góc C chính là 2 góc nhọn của tam giác vuông và đồng thời phụ nhau. Ta có mối liên hệ giữa tỉ số lượng giác của 2 góc này như sau:

định lý

ứng dụng thực tế

định lý 90 độ

Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc

Phương pháp:

Sử dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn, định lý Py-ta-go, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán các yếu tố cần thiết.

Dạng 2: So sánh các tỉ số lượng giác giữa các góc

Phương pháp:

Bước 1 : Đưa các tỉ số lượng giác về cùng loại (sử dụng tính chất “Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia”)

Bước 2: Với góc nhọn α,β ta có: sinα<sinβ⇔α<β;cosα<cosβ⇔α>β;
tanα<tanβ⇔α<β;cotα<cotβ⇔α>β.

Dạng 3: Rút gọn, tính giá trị biểu thức lượng giác

Phương pháp:

Ta thường sử dụng các kiến thức

+ Nếu α là một góc nhọn bất kỳ thì

0<sinα<1;0<cosα<1, tanα>0;cotα>0 , sin2α+cos2α=1;tanα.cotα=1
tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα;
1+tan2α=1cos2α;1+cot2α=1sin2α
+ Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

BÀI TẬP THỰC HÀNH :

Bài 1 : Cho tam giác ABC vuông tại C, AC = 0,9cm, BC = 1,2cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc A

Bài làm:

góc nhọn

lời giải 1

lời giải

Bài 2: Vẽ một tam giác vuông có một góc nhọn 34 độ rồi viết các tỉ số lượng giác của góc đó.

Hướng dẫn giải:

Đầu tiên ta hãy vẽ một góc vuông B. Trên 1 cạnh góc vuông, ta lấy điểm A.

Sau đó, đặt thước đo độ vào điểm A, đánh dấu góc 34 độ.

tọa độ

Nối A với điểm ta vừa đánh dấu, kéo dài cắt cạnh góc vuông còn lại tại E.

Vậy là ta đã vẽ được hình. Bây giờ các bạn có thể tự viết các tỉ số lượng giác của góc A = 34 độ.

định lý pytago

Mời các bạn xem thêm : Hàm số bậc nhất là gì?ý nghĩa và tính chất của hàm số

      Cách tính thể tích khối lăng trụ đứng,tam giác đều

Bảo toàn khối lượng là gì ?công thức và cách tính