giáo án số phận con người

Giáo án số phận con người Ngữ văn 12 chuẩn tiết 79+ 80 (M. Sô-lô-khốp)

Giáo án số phận con người Ngữ văn 12 chuẩn tiết 79+ 80 (M. Sô-lô-khốp) giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh sáng tác, nội dung tư tưởng và nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Và giúp cho giáo viên có cách dạy học một cách khiến cho học sinh thích thú, hiểu bài hơn.

Tìm hiểu thêm :

A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm:

– Về kiến thức: Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh, số phận con người và nghị lực, bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến. Thấy được chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện chân thật.

+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích: Kể chuyện, phân tích tâm lí nhân vật

-Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại( văn bản tự sự, truyện dịch)

– Giáo dục: HS biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, làm chủ số phận.

giáo án số phận con người

B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

– Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tranh ảnh về tác giả, hình minh hoạ cho tác phẩm.

Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học.

Hướng học sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK có nâng cao mở rộng và liên hệ đến văn học nước nhà.

Soạn giảng chu đáo.

Lên lớp kết hợp hài hoà các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận nhóm.

– Học sinh: SGK, SBT, vở soạn.

Đọc kĩ, tóm tắt văn bản, tìm tài liệu tham khảo và soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở.

Phát huy khả năng cảm thụ văn học trên lớp.

C, Tiến trình tổ chức:

– Ổn định lớp:

– Bài cũ:

? Vì sao nói với tác phẩm “Thuốc”, Lỗ Tấn mới chỉ “kê đơn” mà không “bốc thuốc” ?

? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa “vòng hoa trên mộ Hạ Du”?

Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 79
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hãy nêu những nét chính về cuôc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp ?

 

 

 

 

 

 

 

Nêu xuất xứ của tác phẩm ?

 

Tóm tắt cốt truyện ?

 

 

 

 

Nêu vị trí đoạn trích ?

Nội dung của đoạn trích ?

 

 

Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a như thế nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xô-cô-lốp ấn tượng gì về bé Va-ni-a mà nhận nó làm con nuôi ?

 

 

Việc anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi tác động lớn đến hai cha con như thế nào ?

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Sô-lô-khốp (1905 – 1984)

– Nhà văn lỗi lạc của nước Nga, nổi tiếng thế giới thế kỷ XX, từng đoạt giải Nô-ben về văn học.

– Gắn bó với sông Đông qua các thời kì lịch sử.

– Ông làm nhiều nghề để kiếm sống, tự học là chính.

– Năm 1925 ông bắt tay vào viết tác phẩm Sông Đông êm đềm, đến năm 1940 hoàn thành tập IV làm cho giới văn nghệ sửng sốt, được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

– Tác phẩm chính: (SGK).

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Số phận con người in lần đầu ở Liên Xô trên 2 số báo Sự thật ra ngày 31.12.1956 và 1.1.1957.

b.Cốt truyện:

c. Nội dung: Thông qua số phận một con người, tác giả muốn nói về lòng dũng cảm, sức chịu đựng, sức mạnh tinh thần ghê gớm của người Nga.

3. Đoạn trích

a.Vị trí đoạn trích: phần kết thúc câu chuyện.

b. Nội dung: miêu tả hành vi, tâm trạng của nhân vật chính Xô-cô-lốp- một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trở về với cuộc sống đời thường sau chiến tranh.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc

– Anh phải chịu bao mất mát ″Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi″.

– Anh sống nhờ bạn để tìm kế sinh nhai nhưng không gặp may, bị mất việc, anh mượn rượu để giải sầu.

– Anh luôn sống trong cô đơn, đau khổ và không thể sống yên được nữa.

– Dù gặp nhiều đau khổ nhưng anh không bao giờ than vãn ⇒ anh là người kiên cường (tính cách Nga).

2. Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi

* Ấn tượng về bé Va-ni-a:

– Sự ngây thơ, tội nghiệp, không nơi nương tựa- nạn nhận tội nghiệp của thời chiến.

– Đôi mắt ″như ngôi sao sáng ngời″.

* Nhận Va-ni-a làm con nuôi:

– ″không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng lẻ được, mình phải nhận nó là con″ ⇒ Hai con ngời không nơi nương tựa phải dựa vào nhau trong cuộc sống. Đây là quyết định bột phát, xuất phát từ lòng thương người không tính toán.

– Hai trái tim cô đơn, lạnh giá chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Tình người như ngọn lửa, cả hai đều choáng váng. ″Nó áp sát vào người tôi, toàn thân run như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, hai bàn tay run lẩy bẩy.″

TIẾT 80

Sĩ số: …………………………………..

Anh chăm sóc Va-ni-a như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao vợ người bạn Xô-cô-lốp khóc khi nhìn thấy anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi?

 

 

 

Việc nhận bé Va-ni-a làm con nuôi có giúp anh vượt qua nỗi đau và sự cô đơn không?

 

 

 

 

 

Nguyên nhân nào khiến Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe và phải cùng con rời đi nơi khác? Chi tiết con bê đứng dậy đi vào ngõ, còn Xô-cô-lốp bị tước bằng lái nói lên điều gì ?

 

 

 

Qua đoạn trích, tác giả thể hiện suy nghĩ gì về con người Nga, tính cách Nga ?

 

 

 

 

 

 

Những đặc sắc về nghệ thuật?

 

 

Tác phẩm là 1 thành tựu xuất sắc đánh dấu bước phát triển của văn học Xô viết. Sô-lô-khốp là nhà văn Xô viết đầu tiên dám phản ánh chân thực, không che giấu những mất mát, đau thương của con người sau chiến tranh, nói rõ cái giá đắt của sự chiến thắng. Ông còn khám phá, ngợi ca tính cách Nga của người người lính Xô viết bình thường.

 

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

? Cái mới của truyện trong việc miêu tả chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Viết tiếp truyện hai cha con Xô-cô-lốp – Va-ni-a khi gặp người bạn cũ ở Ka-sa-rư.

– Từ sau khi nhận bé Va-ni-a làm con nuôi:

+ Tâm hồn anh nhẹ nhõm, bừng sáng lên.

+ Anh chăm sóc bé chu đáo, thương nó như cha con.

→ Anh vơi bớt nỗi cô đơn, tìm thấy hạnh phúc trái tim ″chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn…″

+ Bé Va-ni-a cũng rất thương anh và cần đến anh

Hai con người đau khổ đã nương tựa, sửi ấm cho nhau.

⇒ Tình cảm của Xô-cô-lốp đối với bé Va-ni-a là niềm vui, niềm hạnh phúc của một trái tim đang phục hồi; tình cảm của Va-ni-a đối với Xô-cô-lốp là tình cảm gắn bó quyến luyến của một đứa bé đã tìm thấy nơi nương tựa.

* Người vợ của bạn Xô-cô-lốp đã khóc khi thấy Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi vì:

– Thương Va-ni-a.

– Thương Xô-cô-lốp.

– Cảm phục lòng tốt của Xô-cô-lốp.

– Tủi cho hoàn cảnh của mình không có con.

* Việc nhận bé Va-ni-a làm con nuôi làm Xô-cô-lốp vơi bớt nỗi cô đơn nhưng trái tim anh vẫn không trở lại được như xưa:

– Đêm nào anh cũng mơ thấy người thân quá cố.

– Ban đêm thức giấc nước mắt ước đẫm cả gối.

– Nỗi buồn đau khiến anh không ở yên một chỗ được.

⇒ Những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng của anh.

* Chi tiết con bê chỉ bị chạm khẽ, do tính ăn vạ lu loa của mấy người đàn bà và sự cứng nhắc của anh kiểm sát mà Xô-cô-lốp bị tước bằng lái, mất việc, phải rời nhà bạn ra đi tìm việc khác cho thấy: tác giả miêu tả chân thực cuộc sống đời thường phức tạp thời hậu chiến, và Xô-cô-lốp lại là một kẻ không may.

3. Suy nghĩ của Sô-lô-khốp về số phận con người

– Đoạn kết ca ngợi con người Nga, tính cách Nga nghị lực kiên cường trong cuộc đời đầy khó khăn sau chiến tranh. Qua đó, tác giả nhắc nhở mọi người quan tâm đến con người, đặc biệt là người lính trở về sau chiến tranh.

– Ca ngợi trái tim nhân hậu của Xô-cô-lốp rực sáng trong thế giới hậu chiến đầy hận thù và đau khổ.

– Tính cách Nga hoà hợp trong hai phẩm chất: cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.

4. Nghệ thuật

– Kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện, có hai nhân vật kể chuyện: Tôi 1 (Xô-cô-lốp) và Tôi 2 (tác giả), nhưng chủ yếu là Tôi 1, Tôi 2 ở đoạn kết.

– Lối trữ tình ngoại đề ở cuối truyện ⇒quan điểm nghệ thuật của tác giả ″Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo…Khi viết, máu nóng nhà văn phải sôi lên″.

III. Tổng kết

– Trên cái nền là lên án chiến tranh tàn khốc, tác phẩm thể hiện tiếng nói thông cảm đối với những rủi ro quá sức chịu đựng, những mất mát quá lớn trong chiến tranh, đồng thời biểu dương phẩm chất đẹp đẽ của con người Nga kiên cường và nhân ái.

– Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật.

IV. Luyện tập

Bài tập 1: Cái mới của truyện trong việc miêu tả chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô:

– Tác giả thể hiện cái nhìn mới và cách mô tả mới cuộc sống hiện thực cuộc sống vô cùng phức tạp trong chiến tranh. Với một dung lượng không lớn, tác phẩm đã khám phá chiều sâu chiến công hiển hách.

– Tác giả đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó ″đau khổ, chết chóc, máu me″ (Lép Tôn-xtôi). Nhân dân Liên Xô đã vượt qua muôn vàn khó khăn và 25 triệu người Xô viết đã dũng cảm hi sinh.

– Nhân vật chính là người lính binh nhì – đại diện cho người lính bình thường gánh trên vai toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến. Xô-lô-khốp phải vượt qua bao gian khổ của thời chiến cũng như thời bình. Đó là người anh hùng vô danh, là chiến sĩ kiên cường với trái tim nhân hậu.

– Lời cảnh báo thời sự: ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

– Củng cố niềm tin của con người vào chính mình, vào tương lai, giúp họ sống đẹp hơn, trong sáng hơn, khát vọng đấu tranh vì lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của loài người.

HS tự do tưởng tượng các tình tiết miễn là hợp lí, hợp với bản chất tính cách của Xô-cô-lốp và mục đích sáng tác của tác giả.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

Củng cố

– Cuộc đời của Xô-cô- lốp.

– Tâm trạng của Xô-cô-lốp.

– Suy nghĩ của em về tính cách con người Nga.

 Dặn dò

– Học bài cũ.

– Chuẩn bị bài: Trả bài làm văn số 6.