Khái niệm Ca Dao là gì? Phân loại Ca Dao, Đặc Điểm và Ví Dụ về Ca Dao là Câu hỏi được các bạn học sinh lớp 6,7 tìm hiểu. Cùng xem thông tin ở dưới bài viết để có câu trả lời cho những thắc mắc của mình nhé.
Ca dao là gì?
Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian; được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người và kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
Ví dụ về ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.”
Xem thêm :
Phân loại Ca Dao
Ca dao là một thể loại thuộc văn học dân gian Việt Nam, kho tàng ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú, được chia thành nhiều loại khác nhau như:
Đồng dao
Đồng dao là loại thơ ca dân gian truyền miệng và nó thường gắn liền với công việc hoặc các trò chơi của trẻ em.
VD:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm….”
Ca dao lao động
Ca dao lao động là loại ca dao được sáng tác trong quá trình sản xuất, lao động của nhân dân, nó đúc kết rất nhiều kinh nghiệm của cha ông ta.
VD:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
Ca dao than thân
Ca dao than thân là tiếng nói được cất lên từ những kiếp người cùng cực, đau khổ, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu nhiều áp bức, đắng cay, uất ức, tủi nhục vì họ là người “thấp cổ bé họng” trong xã hội.
VD:
“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào giếng nước hạt ra ruộng đồng.”
Ca dao ru con
Ca dao ru con chính là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng nhất ngay từ khi con còn nằm gọn trong vòng tay mẹ. Những lời hát ru của người mẹ, người bà sẽ giúp con đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và say giấc.
VD:
“Ru con, con ngủ cho say
Để u dệt vải, còn thầy nhuộm nâu.”
Ca dao về nghi lễ và phong tục
Bài ca dao này thể hiện các hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân.
VD:
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”
Ca dao hài hước, trào phúng, bông đùa
Những câu ca dao hài hước, dí dỏm và bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan và giúp mọi người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, những câu ca dao trào phúng, châm biếm sẽ phê phán và lên án các thói hư và tật xấu của con người.
VD:
“Công anh chăn nghé đã lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.”
Ca dao trữ tình
Ca dao trữ tình là loại ca dao do cảm xúc tạo thành và dùng để bộc lộ tình cảm, tâm trạng, hay ký thác tâm sự của chủ thể. Chủ đề là ca dao trữ tình khá đa dạng, từ tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình cho đến tình yêu quê hương. VD:
“Ai làm cái nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.”
Ca dao than thân
Đó là tiếng nói được cất lên từ những kiếp người đau khổ, cùng cực, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu bao đắng cay, áp bức, tủi nhục, uất ức vì “thấp cổ bé họng” trong xã hội.
VD :
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng.
Đặc Điểm của Ca Dao
Về nội dung
===> Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong các mối quan hệ như: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, gia đình, đất nước,… Ngoài ra, ca dao còn phản ánh lịch sử và các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt.
===> Trong đó, chủ đề chính của ca dao là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa được cất lên từ cuộc đời đầy cay đắng, xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người Việt Nam.
Về nghệ thuật
===> Ca dao là những lời thơ ngắn gọn; được biết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên rất dễ ghi nhớ.
===> Ngôn ngữ giản dị, quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
===> Giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.
===> Cách diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.
===> Cấu trúc được chia thành 3 loại phổ biến sau: Ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại.
Ý nghĩa của ca dao là gì?
Ca dao có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nó được ví như “món ăn tinh thần” giúp người dân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giây phút làm việc vất vả, cực nhọc. Ca dao còn là nơi giãi bày sự uất ức, bất công, tủi nhục,… của những con người thấp cổ bé họng nhất trong xã hội.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ca dao thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh của nhân dân ta.
Ngoài ra, nhiều kinh nghiệm dân gian quý báu cũng được cha ông ta đúc kết và lưu giữ trong ca dao. Điển hình như những bài ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất.
Ví dụ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, Cùng tìm hiểu những bài viết mới của svnckh nhé.