Nguyên tử khối của đồng ( Cu )? Cấu hình Electron của nguyên tử Cu

Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Nguyên tử khối của đồng ( Cu )? Cấu hình Electron của nguyên tử Cu như thế nào ? Các ion đồng(II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ. Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một vi chất dinh dưỡng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn. Nơi tập trung đồng chủ yếu trong cơ thể động vật là gan, cơ và xương. Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 1,4 đến 2,1 mg đồng trên mỗi kg cân nặng.

Nguyên tử khối của đồng ( Cu )? Cấu hình Electron của nguyên tử Cu như thế nào ?

Nguyên tử khối của Đồng ( Cu ): 64

-Hóa trị của Cu :I, II

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.

Đồng (Cu) là gì?

– Đồng là nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố (kí hiệu là Cu). Đồng là một kim loại có tính dẻo, độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, bề mặt của đồng có màu cam đỏ rất đặc trưng. Kim loại Đồng và các hợp kim của đồng đã được con người phát hiện và sử dụng cách đây hàng ngàn năm.

Cu

 

+ Số hiệu nguyên tử là 29

+ Khối lượng : 63,546(3)

+ Thuộc chu kỳ 4

+ Phân nhóm : 11, d

+ Hợp chất của kim loại đồng hay tồn tại ở dạng muối đồng II và nó tồn tại 2 màu là: màu xanh lam và xanh lục.

+ Hợp chất của đồng thì thường có màu xạnh lục và xanh lam dưới sự tồn tại của muối đồng II.

Các hợp chất quan trọng của Đồng

– Đồng (II) oxit: CuO

– Đồng(II) hiđroxit: Cu(OH)2

Tính chất của Đồng ( Cu )

Tính chất vật lí

– Đồng là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng. đồng có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao (chỉ kém bạc). Độ dẫn điện của đồng giảm nhanh nếu có lẫn tạp chất. khối lượng riêng của đồng là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 10830C.

Tính chất hóa học

– Đồng là kim loại có tính khử yếu.

a. Tác dụng với phi kim

– Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

2Cu + O2 → CuO

– Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

CuO + Cu → Cu2O (đỏ)

– Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S…

Cu + Cl2 → CuCl2

Cu + S → CuS

b. Tác dụng với axit

– Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

– Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

ứng dụng Cu

2 Cu + 4HCl + O2 → 2 CuCl2 + 2 H2O

– với HNO3, H2SO4 đặc:

Cu + 2 H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với dung dịch muối

– Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

Ví dụ: Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag

Điều chế

– Xuất phát từ việc tinh chế quặng đồng

Ôxit đồng sẽ được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung nóng nhiệt:

2Cu2O → 4Cu + O2

Xem thêm Bảng nguyên tử khối và nguyên tử khối của các chất:

Nguyên tử khối là gì ? Bảng nguyên tử khối hóa học và mẹo học nhanh

Bảng Nguyên Tử Khối Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8.

Nguyên tử khối photpho ( P )? Photpho là kim loại hay phi kim

Nguyên tử khối của oxi ( O ), Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh

Canxi ( Ca ) hóa trị mấy? Ca có nguyên tử khối là bao nhiêu?