Nhiệt độ sôi của nước muối là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh đưa ra, Vậy làm thế nào để biết được nhiệt độ sôi của muối cũng như làm sao phân loại được muối và tính chất của muối. Những câu hỏi liên quan đến nhiệt độ sôi của muối, Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu về định nghĩa của muối
Muối là danh từ chỉ chung cho những hợp chất hóa học gồm có 2 thành phần chính là nguyên tử kim loại hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với gốc axit. Vì thành phần khác nhau nên tên gọi của các loại muối cũng có sự khác biệt. Các em học sinh cần phân biệt được thành phần và xác định đúng tên gọi các hợp chất muối.
Công thức gọi tên các loại muối:
Tên muối = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại thuộc dạng có nhiều hóa trị) + Tên gốc axit
Tên gọi của những gốc axit thông dụng:
- –Cl: clorua
- =S: sunfua
- =SO3: sunfit
- =SO4: sunfat
- =CO3: cacbonat
- ≡PO4: photphat
Một số ví dụ cụ thể:
Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
Na2SO4: natri sunfat
Mg(NO3)2: magie nitrat
Phân loại muối
Dựa theo thành phần hóa học, có thể chia muối thành 2 loại cụ thể như sau:
Muối trung hòa: Gốc axit của loại muối này không chứa nguyên tử H có thể thay thế được bằng nguyên tử kim loại. Điển hình là một số loại muối như Na2CO3, CaCO3,…
Muối axit: Trong gốc axit cấu tạo nên muối vẫn còn tồn tại nguyên tử H chưa được thay thế bằng kim loại. Ví dụ như NaHSO4, K2HPO4,…
Lưu ý: Ở muối axit, hóa trị của gốc axit sẽ trùng với số nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Tìm hiểu thêm : Nhiệt độ sôi este
Tính chất của muối
Tính chất vật lý
Màu sắc
Các muối thường có màu trong suốt, tồn tại ở nhiều màu sắc khác nhau phát sinh từ cation hoặc anion.
Ví dụ muối đồng có màu xanh lam , muối của sắt có màu đỏ nâu , muối cromat có màu vàng, muối của dicromate thì có màu da cam
– Hương vị
Mỗi muối khác nhau có thể tạo ra những vị cơ bản khác nhau.
Ví dụ muối ăn có vị mặn, muối magie sunfat có vị đắng,..
– Mùi
Muối mạnh hay muối điện li mạnh là muối hóa học được cấu tạo bởi các chất điện li mạnh. Các ion này phân ly hoàn toàn trong nước nên chúng thường không có mùi.
Ngược lại, muối yếu hay muối điện li yếu được cấu tạo từ các chất điện li yếu, chúng thường dễ bay hơi hơn muối mạnh. Chúng có thể có mùi tương tự như axit hoặc base tạo ra chúng.
Nhiệt độ sôi
Không có con số chính xác cho nhiệt độ sôi của nước muối, ở cùng một điều kiện áp suất, nhiệt độ sôi của nước muối sẽ tăng hơn một chút so với nước bình thường (nước bình thường ở đây tức là nước cất – nước mà không lẫn tạp chất), cụ thể tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào hàm lượng muối mà bạn đổ vào trong một thể tích nước nào đó, càng nhiều muối thì nhiệt độ sôi của nước càng tăng.
– Tính tan
Các muối phân li trong dung dịch các thành phần anion và cation. Độ hòa tan của chúng được quyết định bằng năng lượng mạng tinh thế và lực kết dính giữa các ion này trong chất rắn . Ngoài ra độ hòa tan còn phụ thuộc vào mức độ tương tác của mỗi ion với dung môi.
– Điểm nóng cháy
Muối có nhiệt độ nóng chảy cao. Một số muối có năng lượng mạng tinh thể thấp là chất lỏng ở nhiệt độ phòng
– Tính dẫn điện
Muối là chất cách điện. Ngược lại, muối nóng chảy hoặc dung dịch của muối có thể dẫn điện. Chính vì thế mà muối nóng chảy và dung dịch có chưa muối hòa tan được gọi là chất điện li.
Tìm hiểu thêm :Nhiệt kế đo nhiệt độ nước đang sôi
Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tạo thành kết quả như lý thuyết. Phản ứng chỉ xảy ra trong điều kiện kim loại tham gia (trừ các kim loại tan như Na, K, Ba, Ca, Li ) mạnh hơn kim loại trong hợp chất muối.
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Để xác định tính mạnh yếu của kim loại , ta áp dụng dãy hoạt đọng hóa học của kim loại:
K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
b. Tác dụng với axit
Muối khi tác dụng với axit sẽ tạo ra muối mới và axit mới. Axit mới tạo thành phải yếu hơn axit tham gia đồng thời muối mói không tan trong dung dịch tạo thành
Ví dụ: Na2CO3 + 2HCL→ 2NaCl + CO2 + H2O
c. Tác dụng với dung dịch base
Muối khi tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới
Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2 NaOH + BaCO3
d. Tác dụng với dung dịch muối
Muối có khả năng tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai loại muối mới ( sản phẩm có thể là dung dịch muối hoặc kết tủa muối ). Điều kiện để phản ứng xảy ra:
Muối tham gia phải tan
Sản phẩm tạo thành phải có kết tủa
Ví dụ: NaCl + AgNO3 → AgCl +NaNO3
e. Phản ứng trao đổi
– Phản ứng trao đổi: hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi các thành phần hóa học với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra với điều kiện sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc chất kết tủa.
Lưu ý: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố tham gia luôn giữ cố định.
Ví dụ:
K2SO4 + NaOH → phản ứng không xảy ra
CuSO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
– Phản ứng trung hòa: phản ứng này thường xảy ra giữa axit – base và thu được muối với nước sau phản ứng.
Ví dụ: H2SO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + 2 H2O
f. Phản ứng phân hủy
Ở điều kiện nhiêt độ cao, một số loại muối sẽ tự phân hủy. Ví dụ như KMnO4, KClO3,CaCO3…
Ví dụ: 2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2
CaCO3 → CaO + CO2
Câu hỏi liên quan
Câu 1 : Rót nuóc vào một chiếc cốc thủy tinh đến khoảng hai phần ba cốc cho vào cốc vài muỗng muôi. Đun sôi và đo nhiệt độ sôi của nước muối trong cốc. So sánh nhiệt độ này với nhiệt độ sôi của nước.
Lời giải
Nhiệt độ sôi của nước muối lớn hơn 1000C (Lớn hơn nhiệt độ sôi của nước tinh khiết).
Câu 2 :
Không có con số chính xác cho nhiệt độ sôi của nước muối, về cơ bản, ở cùng một điều kiện áp suất, nhiệt độ sôi của nước muối sẽ tăng hơn một chút so với nước bình thường (nước bình thường ở đây tức là nước cất – nước mà không lẫn tạp chất), cụ thể tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào hàm lượng muối mà bạn đổ vào trong một thể tích nước nào đó, càng nhiều muối thì nhiệt độ sôi của nước càng tăng.
Ước tính rằng ở áp suất 1 atm, một bình đựng 1 lít nước cất sẽ sôi ở 100 ∘C, nếu bạn cho thêm 58 gam muối vào, nhiệt độ sôi sẽ tăng thêm 0.5 ∘C, 116 gam muối thì nhiệt độ sôi sẽ tăng 1 ∘C, cứ như vậy mà tăng lên.