quy-tac-dau-ngoac

Quy tắc dấu ngoặc lớp 6 và bài tập ví dụ chi tiết.

Quy tắc dấu ngoặc trong toán lớp 6 giúp việc bỏ đi dấu ngoặc làm cho phép tính thuận lợi hơn vì vậy việc tuân thủ khi bỏ dấu ngoặc là rất cần thiết. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc lớp 6 và các dạng bài tập ví dụ minh họa.

quy-tac-dau-ngoac

Quy tắc dấu ngoặc là gì?

Quy tắc dấu ngoặc là quy tắc trong toán học, áp dụng cho các biểu thức gồm toàn cộng và trừ hay gồm toàn nhân và chia. Tuy nhiên nó cũng có thể áp dụng cho một phần của biểu thức.

Nội dung của quy tắc như sau: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “-” thành dấu “+” và dấu “+” thành dấu “-“. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

  • Nếu trước ngoặc có dấu cộng (+) thì ta giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc: x + ( y + z – t) = x + y + z – t
  • Nếu trước ngoặc có dấu trừ (-) thì ta đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc : x – ( y + z – t) = x – y – z + t
  • Đối với 1 tổng, ta có thể đổi chỗ tùy ý các số hạng, đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng 1 cách tùy ý.

Bài tập quy tắc dấu ngoặc lớp 6

Ví dụ 1:

75 + (3 – 5) = 75 + 3 – 5

Vì trước ngoặc có dấu +.

Ví dụ 2:

75 – (3 – 5) = 75 – 3 + 5

Vì trước ngoặc có dấu -, nên khi bỏ ngoặc, ta phải đổi dấu các số hạng 3 và -5. Khi đó, 3 thành -3 và -5 thành +5.

Ví dụ 3:

Tính tổng:

a) (-17) + 5 + 8 + 17; b) 30 + 12 + (-20) + (-12);
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440; d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)

Lời giải

a) (-17) + 5 + 8 + 17

= [(-17) + 17] + (5 + 8)

= 0 + 13 = 13

b) 30 + 12 + (-20) + (-12)

= [30 + (-20)] + [12 + (-12)]

= 10 + 0 = 10

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440

= [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440]

= (-10) + 0 = -10

d) (-5) + ( -10) + 16 + (-1)

= [(-5) + ( -10) + (-1)] + 16

= (-16) + 16 = 0

Ví dụ 4:

Đơn giản biểu thức:

a) x + 22 + (-14) + 52

b) (-90) – (p + 10) + 100.

Lời giải

a) x + (22 + 52) + (-14) = x + 74 + (-14) = x + [74 + (-14)] = x + (74 – 14) = x + 60

b) (-90) – (p + 10) + 100 = (-90) – p – 10 + 100 = [(-90) – 10] – p + 100

= (- 90 – 10) – p + 100 = (-100) + 100 – p = 0 – p = -p.

Ví dụ 5:

Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17).

Lời giải

a) (27+ 65) + (346 – 27 – 65)

= 27 + 65 + 346 – 27 – 65

= (27- 27) + (65 – 65) + 346

= 0 + 0 + 346 = 346

b) (42 – 69+ 17) – (42 + 17)

= 42- 69 + 17 – 42 – 17

= (42 – 42) + (17 – 17) – 69

= 0 + 0 – 69 = -69

Xem thêm bài viết trước

+ Đổi dấu cộng trừ

Nhân chia trước cộng trừ sau – Quy tắc lần lượt từ trái sang phải cần nhớ.