sơ đồ đoạn 2

Sơ đồ tư duy tây tiến khổ 2 – Nhà thơ Quang Dũng đầy đủ nhất

Sơ đồ tư duy tây tiến khổ 2 giúp cho người đọc cảm nhận được con người núi rừng tây bắc kiều diễm, xinh đẹp và bức tranh về thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó cũng chính là sự lãng mạn và tài hoa trong tâm hồn nhà thơ xứ Đoài này, Sau đây Svnckh sẽ giúp các bạn tổng quát lại những ý chính qua sơ đồ tư duy. Từ đó các em có thể làm các bài kiểm tra hay làm các bài văn có thể dựa vào đó với những dàn ý, Mời các em cùng tham khảo.

Dàn ý phân tích đoạn 2 Tây Tiến

Chi tiết dàn ý phân tích đoạn 2 Tây Tiến (4 câu khổ 2 Tây Tiến) để các bạn tham khảo:

a) Dàn ý Mở bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến:
– Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tây Tiến và tác giả Quang Dũng

– Khổ hai Tây Tiến thể hiện một thế giới thật lãng mạn và trữ tình ở vùng núi Tây Bắc với nhiều những kỉ niệm đẹp.

– Trích đoạn thơ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

……

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

b) Dàn ý Thân bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến:
* Tổng quát:

– Sơ lược về quân đoàn Tây Tiến

– Tả đôi nét về bài thơ Tây Tiến nơi núi rừng.

* Phân tích

– Hai câu đầu của khổ thơ 2:

“Doanh trại”: là nơi sống và làm việc của bộ đội, khô khan và nghiêm khắc
Động từ “bừng”: ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ
“Hội đuốc hoa”: mang một màu sắc tình yêu ( chữ Hán có nghĩa là hoa chúc) vừa duyên dáng và vừa rạng rỡ
“Kìa em”: Ngỡ ngàng, kinh ngạc, quý mến
“Xiêm áo”: Trang phục đẹp đẽ, xinh xắn, đáng yêu
– Hai câu thơ tiếp theo:

“Khèn”: nhạc cụ mang những bản sắc riêng của Tây Bắc
“Man điệu”: điệu nhạc, điệu múa đặc trưng mang âm hưởng Tây Bắc
“E ấp”: sự ngại ngùng, thẹn thùng của những thiếu nữ bản làng nơi đây
“Xây hồn thơ”: vẻ đẹp thơ mộng đầy trữ tình của tâm hồn người chiến sĩ
– Bốn câu thơ tiếp theo của khổ thơ 2

Chiều sương”: hình ảnh lãng mạn, nhẹ nhàng và thơ mộng khác với sự hùng vĩ dữ dội ở phần đầu bài
“Ấy”: đại từ khiến hình ảnh buổi chiều sương trở nên rất đặc biệt
“Hồn lau”: Tả dáng lau qua màn sương, đồng thời đem lại linh hồn của cây cỏ
“Nẻo bến bờ”: Nẻo hướng đi, lối đi. Đi đâu cũng thấy mênh mông, bao la bát ngát
Điệp ngữ: “Có thấy-có nhớ” thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung tha thiết
“Dáng người trên độc mộc”: Dáng vẻ uyển chuyển và thướt tha với sự làm duyên của những cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.
“Dòng nước lũ – hoa đong đưa”: Hình ảnh đã tưởng chừng đối lập mà hài hòa nên thơ
→ Bút pháp gợi ra mà không tả

– Ngòi bút tài hoa và tinh tế nhưng không kém phần lãng mạn, trữ tình của tác giả Quang Dũng

– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và con người Tây Bắc hiền hậu cùng với các kỉ niệm đẹp.

c) Dàn ý Kết bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến:
– Suy nghĩ và tình cảm của bản thân đối với tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.

Sơ đồ tư duy đoạn 2 tây tiến

sơ đồ đoạn 2

Tìm hiểu thêm :