Hàm ý là khái niệm trong văn học, chỉ sự truyền đạt ý nghĩa sâu xa, ngoài những thông tin rõ ràng và cụ thể được diễn đạt trong văn bản. Nó là một cách tác giả sử dụng ngôn ngữ để ám chỉ, gợi mở hoặc ngụ ý điều gì đó mà không diễn đạt trực tiếp. Soạn bài thực hành về hàm ý Ngữ Văn 12 Tập 2 sẽ giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa và cách truyền đạt nội dung bài văn đến người đọc.
Tìm hiểu thêm :
Bài thực hành về hàm ý
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.( Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn ). Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy.
Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
I. Mục đích:
- Hiểu và áp dụng khái niệm “hàm ý” trong văn bản.
- Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích hàm ý trong các đoạn văn.
II. Cách thực hiện:
- Chọn một đoạn văn ngắn từ một bài viết, truyện ngắn hoặc bất kỳ nguồn văn bản nào khác.
- Đọc kỹ đoạn văn và tìm hiểu văn bản nguyên bản (nếu có) để hiểu rõ ngữ cảnh và nội dung chung của đoạn văn.
- Xác định mục tiêu hàm ý của đoạn văn. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa hơn mà tác giả muốn truyền tải thông qua từng câu và từng từ trong đoạn văn.
- Phân tích cách tác giả sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra hàm ý, bao gồm:
- Sử dụng các từ ngữ mang tính gợi cảm, ẩn dụ, ngụ ý.
- Xây dựng các câu chứa hàm ý thông qua việc lựa chọn từ ngữ, cú pháp và thứ tự câu.
- Sử dụng các hình ảnh hay bức tranh miêu tả để truyền đạt ý nghĩa sâu xa.
5. Đặt câu hỏi cho bản thân:
- Tại sao tác giả lại sử dụng từ, cú pháp, hình ảnh như vậy?
- Ý nghĩa của hàm ý là gì? Nó liên quan đến thông điệp chung của văn bản như thế nào?
- Tác giả muốn đọc giả suy nghĩ và cảm nhận như thế nào qua hàm ý này?
6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) phân tích hàm ý của đoạn văn. Trong đoạn văn phân tích, hãy trình bày ý kiến của bạn và chứng minh bằng các ví dụ cụ thể từ đoạn văn.
Bài tập SGK
Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ:
– A Phủ nói thiếu thông tin số lượng bò bị mất
– Lời đáp thừa về việc lấy súng đi bắt hổ
– Cách trả lời như ngầm thừa nhận việc bò bị mất, hổ ăn thịt, nhưng A Phủ rất khéo léo khi đặt vào đó ý định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn nhiều con bò bị mất
b, Hàm ý là nội dung câu hỏi được thể hiện trong nghĩa tường minh, được suy ra từ hiện thực câu chữ, ngữ cảnh
– Cách trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng nhằm tạo ra hàm ý
Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” hàm ý
+ Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo
+ Cách nói vi phạm phương châm cách thức nhằm tạo ra hàm ý
b, Chí Phèo đấy hở? Câu hỏi nhưng hành động chào, với hàm ý: anh lại có chuyện gì nữa đây
+ Rồi làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Câu hỏi với hành động sai khiến, ý nói Chí Phèo nên lo làm ăn thay vì tới xin tiền như thường lệch
c, Chí Phèo trong hai lượt lời đầu cố ý nói không đầy đủ nội dung. Phần hàm ý được thể hiện trong lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện
– Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng, không xin tiền thì xin gì
Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to
– Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém
b, Bà vợ muốn giữ thể diện cho chồng, cũng không muốn ông chịu trách nhiệm với hàm ý câu nói
Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Để tạo ra cách nói có hàm ý còn tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp nhiều cách thức với nhau
Lựa chọn ý D