Bài 1 vật lý 9 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn : lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa sẽ giúp các em hình thành kiến thức, tư duy logic để hiểu sâu hơn vào làm bài tập một cách chuẩn xác nhất.
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
– Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lện thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U).
– Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị I = 0 và U = 0).
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Định lý liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Kết luận
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế.
Các phương pháp giải bài tập :
như sau:
Từ giá trị U0 (trên trục hoành), vẽ đoạn thẳng song song với trục tung (trục cường độ dòng điện) cắt đồ thị tại M.
Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành (trục hiệu điện thế) cắt trục tung tại điểm I0. Khi đó I0 chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm.
Bài tập vận dụng:
câu 1 Dựa vào số liệu ở bảng 1 (SGK) mà em thu được từ thí nghiệm, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U, nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ hay không
Trả lời :
Thực hiện vẽ đồ thị theo các bước sau:
Xác định các điểm biểu diễn sự phụ thuộc I vào U theo đúng số liệu thu được từ thí nghiệm (điểm B, C, D, E).
Vẽ một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi qua gần những điểm biểu diễn B, C, D, E nhất. Cần chọn sao cho những điểm biểu diễn phân bố đều hai bên đường thẳng đó.
Câu 2 : Khi đặt một hiệu điện thế 15V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 1A?
Hướng dẫn giải
Dễ thấy hiệu điện thế gấp 15 : 1,25 = 12 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên cường độ dòng điện giảm bao nhiêu lần thì hiệu điện thế cũng giảm bấy nhiêu lần.
Khi cường độ dòng điện còn lại 1A thì hiệu điện thế khi đó là 1 . 12 = 12 (V)
Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là 15 – 12 = 3 (V)
Câu 3 : Trong một dây dẫn điện có cường độ dòng điện chạy qua có độ lớn 2A được mắc vào hiệu điện thế 10V. Muốn dòng diện chạy qua dây dẫn giảm đi 0,5A thì hiệu điện thế của dòng điện có độ lớn bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ban đầu hiệu điện thế của dây dẫn gấp 10 : 2 = 5 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Khi cường độ dòng điện giảm 0,5A nên cường độ dòng điện lúc sau là 2 – 0,5 = 1,5 (A)
Vì cường độ dòng điện giữa hai dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì hiệu điện thế giảm bấy nhiêu lần
Vậy hiệu điện thế khi giảm là: 1,5 . 5 = 7,5 (V)
Mục lục :
Đoạn mạch nối tiếp là gì? Điện trở R, U mắc nối tiếp công thức và bài tập
Vị trí tương đối của hai đường tròn, công thức toán học chuẩn
Lý thuyết tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Các cách nhận biết tiếp tuyến của đường tròn, bài tập vận dụng