Sự trong sáng của tiếng việt. Trong văn học các em hiểu như thế nào là sự trong sáng của tiếng việt, việc nhận thức sự trong sáng cũng như phẩm chất được biểu hiện qua những yếu tố nào. Giá trị của tiếng việt và Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện bởi những yếu tố nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi ở bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm sự trong sáng của tiếng việt
Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt.
• Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.
• Hệ thống chuẩn mực, qui tắc ở các lĩnh vực: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, câu, lời, bài văn.
•Sự trong sáng của tiếng Việt là không lai căng, pha tạp những yếu tố của ngôn ngữ khác.
• Tuy nhiên, tiếng Việt vẫn cần dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.
• Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
Tìm hiểu thêm :
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
* Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta.
• Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
* Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông.
* Có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt
Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên – những gười thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và các hoạt động nghề nghiệp. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực trong tình cảm, nhận thức và hành động.
1. Ý thức quý trọng tiếng Việt
Mỗi âm thanh, từ ngữ, quy tắc trong tiếng Việt là di sản quý báu của ông cha để lại. Di sản đó giúp mọi người hiểu biết, có nhân cách, nuôi dưỡng cho dân tộc trường tồn, phát triển. Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình yêu sâu sắc, quý trọng di sản của cha ông.
2. Hiểu biết cần thiết về tiếng Việt
Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt trong các phát âm, chữ viết, cách dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp… có thể tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp hay trau dồi qua sách báo nhưng vẫn tuân thủ quy tắc của tiếng Việt.
Có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
3. Trách nhiệm cá nhân trong hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp
Trong cách diễn đạt cần phải diễn đạt đủ nội dung, cần đủ ý, không diễn đạt đủ ý hoặc trình bày sai quy tắc thì dẫn đến sai chuẩn mực và mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần diễn đạt đủ và đúng và chuẩn mực và quy tắc trong tiếng Việt, chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới. Tuy nhiên sáng tạo không nên sai quy tắc của câu, cái mới luôn cần phải phù hợp với quy tắc chung, những điều đó tạo nên sự phong phú cho tiếng Việt.
Bên cạnh việc giữ những phẩm chất đẹp đẽ của tiếng Việt cần dung nạp những yếu tố tích cực để tăng thêm từ vựng và phong phú trong ngữ pháp của tiếng Việt.
Trong tiếng Việt cần quan tâm tới nhiều yếu tố trong đó văn hóa và cách ăn nói lịch sự cần phải được quan tâm hàng đầu để có thể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện ở những biểu hiện và các phương diện khác nhau, đó là tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, đó là sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa của lời nói…
Luyện tập
• Bài tập 1(tr 44)
• Câu a: không trong sáng do lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ ngữ của động từ.
• Câu b,c,d: là những câu trong sáng: thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu.
Bài tập 2 (tr 33-34):
• Hai nhà văn sử dụng từ ngữ nói về các nhân vật:
– Kim Trọng: rất mực chung tình
-Thúy Vân: cÔ em gái ngoan
– Thúc Sinh: sợ vợ……..
• Có tính chuẩn xác trong cách dùng từ ngữ.