Tính độ dài đường gấp khúc, Bài tập về đường gấp khúc lớp 2. Đây là dạng toán cơ bản trong chương trình tiểu học, các em cần nắm vững kiến thức để vận dụng làm bài tập cũng như có nền tảng để bổ trợ cho việc học môn toán sau này. Bài viết dưới đây, svnckh sẽ giới thiệu cho bạn cách Tính độ dài đường gấp khúc, Bài tập về đường gấp khúc lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Định nghĩa Đường gấp khúc là gì?
Đường gấp khúc được hiểu đơn giản là một đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng. Một đường gấp khúc thường có thể có hai đoạn thẳng, ba đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng khác nhau. Đường gấp khúc được đọc tên theo thứ tự các điểm kế tiếp nhau.
Một đường gấp khúc thường được tạo thành từ nhiều đoạn thẳng khác nhau. Như một đường gấp khúc ABCD sẽ được tạo thành từ ba đoạn thẳng AB, BC, CD.
Xem thêm : https://svnckh.edu.vn/
Tính độ dài đường gấp khúc
Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các cạnh của đường thẳng tạo thành đường gấp khúc đó. Điều kiện là độ dài các đoạn thẳng đó cùng đơn vị đo.
Ví dụ 1: Tính độ dài đường gấp khúc CDBC có độ dài các đoạn thẳng CD = 1dm, DB = 5cm, BC = 9cm.
Hướng dẫn:
Đổi CD = 1dm = 10cm.
Độ dài đường gấp khúc CDBC là: CD + DB + BC = 10 + 5 + 9 = 24 (cm)
Ví dụ 2: Tình độ dài của đường gấp khúc ABCD với các số đo AB = 2cm, BC = 4cm, CD = 5cm.
Hướng dẫn:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là: AB + BC + CD = 2 + 4 + 5 = 11 (cm)
Bài tập về đường gấp khúc
Ví dụ 1: Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 2dm và 34cm.
Hướng dẫn:
Đổi 2dm = 20cm.
Độ dài đường gấp khúc là: 20 + 34 = 54 (cm)
Ví dụ 2: Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm; 5cm; 9cm.
Hướng dẫn:
Đổi 1dm = 10cm.
Độ dài đường gấp khúc là:
10 + 5 + 9 = 24 (cm)
Ví dụ 3: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
Hướng dẫn:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
AB + BC + CD = 125 + 127 + 70 = 322cm
Ví dụ 4 : Tính độ dài đường gấp khúc MNPQR.
Hướng dẫn:
Độ dài đường gấp khúc MNPQR là:
3 + 2 + 3 + 4 = 12cm