“Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của tác phẩm này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Vậy Truyện ngắn vợ nhặt của kim lân được hoàn thành vào thời gian nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu câu hỏi dưới đây để trả lời cho câu hỏi chính xác này nhé.
Cùng tìm hiểu :
CÂU HỎI:
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành
A. Sau khi hòa bình lập lại (1954).
B. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).
C. Trước Cách mạng tháng Tám (1941).
D. Năm 1962.
Trả Lời
Truyện “Vợ nhặt” có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
Vậy Đáp án đúng là A Sau khi hòa bình lập lại (1954).
Bố cục (4 phần):
– Phần 1 (từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”): Tràng dẫn thị về nhà
– Phần 2 (tiếp đó đến “cùng đẩy xe bò về”): Lí giải câu chuyện Tràng nhặt được vợ
– Phần 3 (tiếp đó đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”): Cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới
– Phần 4 (còn lại): Cảnh buổi sáng hôm sau khi Tràng có vợ.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Vợ nhặt
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Giá trị hiện thực, nhân đạo truyện ngắn Vợ nhặt:
* Giá trị hiện thực:
Trong truyện, chúng ta được chứng kiến một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là thảm cảnh của nạn đói những năm 1945. Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi ngóc ngách, dòng người đói vật vờ như những bóng ma. Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào và tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. Khuôn mặt của người dân trong xóm ngụ cư trở nên hốc hác và u tối, và cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát. Trên khuôn mặt của chị vợ nhặt cũng phản ánh được sự đói khát đang ám ảnh dân làng. Và bữa cơm trong những ngày đói trông thật thảm hại. Tất cả những chi tiết này đã cùng nhau tái hiện một cách chân thực những năm tháng đói khổ đầy thảm thương của cả dân tộc Việt Nam.
– Truyện phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945.
– Tuy nhiên, còn có một hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng thương người của người dân khi đến với cách mạng.
* Giá trị nhân đạo:
Tác phẩm “Vợ nhặt” đem đến giá trị nhân đạo sâu sắc, bộc lộ sự đồng cảm và xót xa với số phận của người lao động nghèo khổ. Tác phẩm cũng lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp trong lịch sử dân tộc. Tác giả đặc biệt trân trọng tấm lòng nhân hậu và khao khát hạnh phúc bình dị của những người lao động nghèo. Ngoài ra, tác phẩm cũng dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời và vươn tới tương lai tươi sáng
* Nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt:
– Xây dựng tình huống truyện, cốt truyện độc đáo.
– Lối trần thuật tự nhiên, giản dị, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
– Nhân vật được khắc hoạ sinh động, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
– Ngôn từ bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.