Như các bạn đã biết trong các dạng bài tập cũng như trong các đề thi THPT thì dạng bài tập viết phương trình phản ứng hóa học luôn luôn có, vậy để học tập cũng như tìm hiểu tốt thì chúng ta tìm hiểu xem những chất nào có thể tác dụng với nhau để điều chế ra chất tạo thành. Bài học này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách viết cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử từ HNO3 ra H2O, Mời các bạn cùng theo dõi.
Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Điều kiện phản ứng xảy ra giữa Al và HNO3 loãng : ở Nhiệt độ thường
Cách thực hiện phương trình phản ứng :
Cho Al tác dụng với axit nitric ta thu được Nhôm nitrat và Dinitơ monoxide xuất hiện giọt nước có trong bình.
Chi tiết quá trình cân bằng Al tác dụng với HNO3 loãng
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Al0 + HN+5O3—–> Al+3(NO3)3 + N+42O + H2O.
Ta có quá trình cho – nhận e:
8 × || Al → Al3+ + 3e
3 × || 2N+5 + 8e → 2N+4 (N2O)
⇒ Điền hệ số vào phương trình, chú ý không điền vào HNO3
(vì N+5 ngoài vai trò oxi hóa còn giữ lại làm môi trường NO3):
8Al + HNO3 —–> 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ ⇒ hệ số của HNO3 là 30.
Bảo toàn nguyên tố Hidro ⇒ hệ số của H2O là 15.
⇒ 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Nhôm(III) nitrat là gì :
Nhôm(III) nitrat là một muối màu trắng tan trong nước của nhôm va axit nitric có công thức hóa học Al(NO3)3. Dạng phổ biến nhất là tinh thể ngậm nước Al(NO3)3·9H2O.
Điều chế Al(NO3)3 :
Nhôm(III) nitrat không thể được tổng hợp bằng phản ứng của nhôm với axit nitric đặc, vì nhôm tạo thành một lớp oxide nhôm thụ động ngăn phản ứng diễn ra.
Nhôm(III) nitrat có thể được điều chế bằng phản ứng của axit nitric với nhôm chloride. Nitrosyl chloride được tạo thành như một sản phẩm phụ; nó được tách ra khỏi dung dịch như một chất khí.
Nhôm(III) n itratcũng có thể được chuẩn bị một phản ứng siêu phân tử giữa nhôm sunfat và một muối nitrat với một cation thích hợp như bari, stronti, calci, bạc hoặc chì.
Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3BaSO4↓
Câu hỏi trắc nghiệm :
Câu 1. Trong phản ứng: Al + HNO3 (loãng) → Al(NO3)3 + N2O + H2O, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là:
A. 8 và 6.
B. 4 và 15.
C. 4 và 3.
D. 8 và 30.
Đáp án D
Phương trình phản ứng: 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là 8 và 30
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dung dịch HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dd Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 5,04
C. 4,48
D. 6,72
Đáp án A
mAl(NO3)3= 8,1.213/27 = 63,9 gam
mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam
mY= mAl(NO3)3 + mZn(NO3)3 + mNH4NO3
=> mNH4NO3 = 6 gam => nNH4NO3 = 0,075 mol
nN2O = (0,3.3 + 0,45.2 – 0,075.8)/8 = 0,15 mol
=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Nội dung xem thêm :