Trong phòng thí nghiệm bạn đã điều chế Al2O3 chưa, Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách Cân bằng phương trình phản ứng hóa học khi cho Nhôm tác dụng với Na2O. Al + Na2O → Al2O3 + Na Hi vọng qua phương trình này bạn có thể điều chế Al2O3 một cách chính xác và đầy đủ nhất. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.
Cân bằng phương trình phản ứng :
2Al + 3Na2O → Al2O3 + 6Na
Trong đó :
Al là nhôm
Na2O là Natri oxide
Al2O3 là Nhôm oxide
Na là Natri
Điều kiện để phương trình diễn ra : Nhiệt độ cao
Cách thực hiện thí nghiệm :
Cho Nhôm tác dụng với Natri oxide ta thấy hiện tượng Nhôm oxide và Natri.
Xem thêm tại đây :
Tính chất hóa học
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
Nhôm có một lớp oxit bảo vệ trên bề mặt vì vậy, nhôm sẽ phản ứng được với oxi trên bề mặt. Vì khi phản ứng giữa nhôm và oxi xảy ra thì sẽ tạo ra một lớp màng oxit trên bề mặt. Từ đó, nó có thể bảo vệ và ngăn chặn nhôm tham gia phản ứng tiếp theo
2Al + 3O2 → Al2O3
Ngoài tác dụng với oxi. Nhôm còn có thể tác dụng với một số phi kim khác để tạo ra muối:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Al + 3S → (đun nóng) Al2S3
2. Tác dụng với nước
Trên thực tế, do có lớp màng oxit mỏng, bền bảo vệ và bao phủ lên nhôm nên nhôm sẽ không phản ứng được với nước. Nhưng khi phá bỏ lớp oxit (hoặc tạo hỗn hợp Al-Hg, vì nó sẽ ngăn không cho nhôm tác dụng với oxi tạo oxit) thì nhôm phản ứng ngay với nước giải phóng hydro và năng lượng:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Tuy nhiên, tính chất hóa học của nhôm khi tác dụng với nước chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Bởi vì khi sản sinh ra Al(OH)3 là một chất kết tủa dạng keo màu trắng. Nó sẽ bao kín bề mặt của nhôm và ngăn không cho nhôm tiếp xúc với nước để xảy ra phản ứng tiếp theo nữa.
3. Tác dụng với dung dịch axit
Nhôm có thể dễ dàng tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng. Phản ứng này sẽ tạo ra muối và giải phóng khí Hidro:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Ngoài ra, nhôm còn có thể tác dụng với các dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Một lưu ý khi nhôm tác dụng với dung dịch axit đó là do bị thụ động hóa bới lớp oxit bao bọc bên ngoài nên nhôm không thể tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Nhôm có thể tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Cơ chế phản ứng của nhôm và dung dịch bazơ như sau. Đầu tiên nhôm sẽ phản ứng với nước và sẽ sinh ra Al(OH)3. Tuy nhiên phản ứng này mau chóng dừng lại vì tạo lớp kết tủa keo lắng xuống, ngăn cản phản ứng xảy ra.
Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính và có thể tan được trong dung dịch kiềm. Nếu muốn phản ứng tiếp tục xảy ra thì chúng ta sẽ ngâm Al(OH)3 vào một dung dịch kiềm. Lúc này phản ứng sẽ tiếp tục xảy ra và lặp đi lặp lại cho đến khi Al bị hòa tan hết.
5. Tác dụng với dung dịch muối
Nhôm có thể dễ dàng đẩy các kim loại đứng sau nhôm ra khỏi dung dịch muối của chúng. Những kim loại đứng sau nhôm là Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, Cu, Ag, Hg, Pt.
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Ngoài ra, nhôm còn có thể phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm và cả môi trường axit:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3NH3
6. Tác dụng với oxit kim loại (Phản ứng nhiệt nhôm)
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3 + 2 Al → 2 Fe + Al2O3
Một số phản ứng nhiệt nhôm có thể kể đến như:
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
3Mn3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Mn
Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr