bài tập từ trái nghĩa

Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 2, Lớp 3, Lớp 5, Lớp 7

Bài viết này sẽ tổng hợp lại tất cả các dạng Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 2, Lớp 3, Lớp 5, Lớp 7 để từ đó các bạn có những kiến thức quan trọng trong việc giải quyết các bài tập được tốt hơn. Cùng theo dõi với chúng tôi nhé.

Tìm hiểu thêm :

Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cao – thấp, trái – phải, trắng – đen; hên – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; nóng – lạnh…

Tác dụng của từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau của sự vật, hiện tượng.

Nó giúp làm nổi bật những nội dung về các sự vật hiện tượng mà tác giả, người viết muốn đề cập đến. Từ trái nghĩa giúp thể hiện rõ cảm xúc, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét của người nói, người viết về sự vật, hiện tượng. Từ trái nghĩa được sử dụng khá nhiều trong khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh, một biện pháp được sử dụng nhiều trong văn học. Khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng từ trái nghĩa một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

bài tập từ trái nghĩa

Bài tập về từ trái nghĩa

Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 2

Câu 1 : Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 137 câu 2

Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ ngữ trái nghĩa với nó rồi điền vào chỗ trống:

Mẫu: Trẻ con trái nghĩa với người lớn.

a. Cuối cùng trái nghĩa với bắt đầu, khởi đầu, đầu tiên.

b. Xuất hiện trái nghĩa với biến mất.

c. Bình tĩnh trái nghĩa với hốt hoảng, không tự chủ.

Câu 2 : Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 137 câu 3

Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A

a. Công nhân – Ghép với d

b. Nông dân – Ghép với a

c. Bác sĩ – Ghép với e

d. Công an – Ghép với b

e. Người bán hàng – Ghép với c

Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 3

1.Tìm từ trái nghĩa của từ “đẹp”:

từ trái nghĩa: xấu.

2. Tìm từ trái nghĩa của từ “nhanh”:

từ trái nghĩa: chậm.

3. Tìm từ trái nghĩa của từ “mạnh”:

từ trái nghĩa: yếu.

Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 5

Câu 3 trang 44 Tiếng Việt lớp 5 tập 1: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống?

a) Việc…. nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành…. may.

c) Thức…. dậy sớm.

Đáp án: Các từ trái nghĩa điền vào chỗ trống thích hợp là:

a) nhỏ

b) vụng

c) khuya

Bài tập về từ trái nghĩa Lớp 7

Bài 1: Điền các từ còn thiếu tạo thành các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ dưới:

– Có đi có….

– Mắt nhắm mắt….

– Vô tiền khoáng…

– Buổi… buổi cái

– Trọng … khinh nữ

– Bóc ngắn cắn…

Trả Lời :

Có đi có lại

Mắt nhắm mắt mở

Vô tiền khoáng hậu

Buổi đực buổi cái

Trọng nam khinh nữ

Bóc ngắn cắn dài

Bài 2 Tìm các từ trái nghĩa ở các câu dưới đây:

– Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

– Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

– Người khôn nói ít là nhiều không như người dại nói nhiều nhàm tai.

– Căng da bụng, chùng da mắt

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa

Lên- xuống

Ráo – mưa

Khôn- dại/ ít – nhiều

Căng – chùng