cộng trừ

Biểu thức cộng trừ nhân chia toán lớp 3 Lý thuyết và Bài tập

Biểu thức cộng trừ nhân chia. Ở chương trình toán tiểu học chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. Vậy ở lớp 3 chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu biểu thức cộng, trừ, nhân, chia bao gồm cả lý thuyết và bài tập thực hành giúp các em học sinh hiểu rõ và ghi nhớ một cách chính xác khi làm bài tập liên quan từ cơ bản đến nâng cao. Mời các bạn cùng theo dõi.

Định nghĩa về biểu thức

Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

Quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức

– Trong biểu thức chỉ chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện các phép tính từ trái qua phải

– Trong biểu thức chỉ chứa phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái qua phải

– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trướ, cộng trừ sau

– Biểu thức có chứa các dấu ngoặc thì ta cần thực hiện các phép tính có trong ngoặc trước hoặc thực hiện các phép tính ngoài ngoặc theo thứ tự nhân chia trước cộng trừ sau.

Tìm hiểu thêm :

cộng trừ

Bài tập vận dụng

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a, 135 × 4 + 129 : 3
b, 693 : 3 + 78 × 2
c, 56 × 3 – 525 : 5
d, 270 : 9 + 15 × 3

Lời giải

a, 583
b, 63
c, 387
d, 75

Bài 2 : So sánh X và Y, biết a < b và:

a, X = a × (b + 1);

b, Y = b × (a + 1).

Lời giải :

Ta có:

X = a × (b+1) = a × b + a

Y = b × (a + 1) = a × b + b

Khi đó ta thấy so sánh X và Y chính là so sánh a và b.

Theo đề bài đã cho a < b nên X < Y.

Đáp số: X < Y.

Bài 3 : Không tìm giá trị biểu thức, hãy viết biểu thức dưới đây thành tích của một số với 7:

a) 35+ 21 +49

b) 63-14+ 28

Lời giải :

a) 35 + 21 + 49

= 7 × 5 + 7 × 3 + 7 × 7

= 7 × (5 + 3 + 7)

= 7 × 15

b) 63 – 14 + 28

= 7 × 9 – 7 × 2 + 7 × 4

= 7 × (9 – 2 + 4)

= 7 × 11.