tính giá trị biểu thức

Cách tính giá trị biểu thức lớp 3, Phương pháp học và bài tập

Cách tính giá trị biểu thức lớp 3. Toán tiểu học có rất nhiều lý thuyết cũng như bài tập từ cơ bản đến nâng cao, nhằm giúp các em có được tư duy logic trong quá trình giải bài tập. Vậy Biểu thức là gì? Giá trị của biểu thức? Cách tính giá trị của biểu thức ra sao. Mời các em và quý phụ huynh cùng theo dõi.

Định nghĩa Biểu Thức

Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính

Ví dụ : 3 + 2 + 6

4 x 8 : 2

Xem thêm : Biểu thức cộng trừ nhân chia toán lớp 3 

Giá trị của biểu thức là gì?

Giá trị biểu thức là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức. Giá trị của biểu thức là kết quả của các phép tính.

Ví dụ : 15 +  20 + 18

Trong đó

15 +  20 + 18 là Biểu thức

53 là Giá trị của biểu thức

tính giá trị biểu thức

Cách tính giá trị của biểu thức

Tính giá trị biểu thức chỉ có phép nhân chia
– Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.

– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 58 x 3 : 2 = 174 : 2 = 87 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép nhân trước rồi mới thực hiện phép chia),

b) 275 : 5 x 9 = 55 x 9 = 495 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép chia trước rồi mới thực hiện phép nhân).

Tính giá trị biểu thức chỉ có phép cộng trừ
– Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.

– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 58 + 23 – 40 = 81 – 40 = 41 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép cộng trước rồi mới thực hiện phép trừ),

b) 78 – 19 + 26 = 59 + 26 = 85 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép trừ trước rồi mới thực hiện phép cộng).

Tính giá trị biểu thức có cả phép nhân chia và cộng trừ
– Cách làm: Thực hiện theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau. Và theo thứ tự từ trái qua phải nếu có cả nhân chia, cộng trừ. Cụ thể cách làm như ví dụ dưới đây:

– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 79 x 2 + 823 = 158 + 823 = 981 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),

b) 9 + 28 x 3 = 9 + 84 = 93 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước)

c) 190 – 45 x 2 = 190 – 90 = 100 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép trừ do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước),

d) 195 : 5 + 7 x 19 = 39 + 133 (ở biểu thức này ta thực hiện phép chia và phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),

e) 174 x 6 – 258 : 3 = 1044 – 86 =958 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân và phép chia trước rồi mới thực hiện phép trừ),

Xem thêm : Phép chia ba chữ số

Tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc
– Cách làm: Thứ tự ưu tiên của biểu thức có chứa dấu ngoặc như sau: ngoặc tròn ( ) → ngoặc vuông [ ] → ngoặc nhọn { } → nhân chia → cộng trừ. Và tất nhiên biểu thức trong dấu ngoặc được thực hiện khi có phép cộng, trừ, nhân, chia như trên.

– Ví dụ:

a) (20 + 35) x 2 = 55 x 2 = 110 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),

b) (45 – 5) x 3 = 40 x 3 = 120 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),

c) (120 + 30) : 2 = 150 : 2 = 75 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),

d) (146 – 23) : 3 = 123 : 3 = 41 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),

e) 90 + 5 x [60 – (20 + 5)]
= 90 + 5 x [60 – 25]
= 90 + 5 x 35
= 90 + 175
= 1065

f) 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + (25 – 5)]}
= 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + 20]}
= 369 – 185 : {30 – (5 + 20)}
= 369 – 185 : (30 – 25)
= 369 – 185 : 5
= 369 – 37
= 332

Cách tính giá trị biểu thức nâng cao
Để làm được dạng bài tính giá trị biểu thức nâng cao lớp 3 (thực chất là tính nhanh) thì các em cần phải biến đổi biểu thức sao cho chứa các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Hoặc là các số giống nhau. Cụ thể các em xem bài tập tính nhanh lớp 3 có lời giải dưới đây:

Ví dụ : Tính tổng giá trị của những dãy số dưới đây:

a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99

Giải:

a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)

= 6 x 111 – 666 = 666 – 666 = 0

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99 (Từ 1 tới 99 có 99 số)

= (1 + 99) + (2 + 98) + (3 + 97) + (4 + 96) +…. (có 49 cặp dư số 50 vì có 99 số, 99 : 2 = 49 dư 1)

= 100 x 49 = 4900 + 50 = 4950