Bạn đã biết Cách viết và cân bằng phương trình hóa học chưa, Nếu chưa thì hãy tìm hiểu bài viết sau đây. Chúng tôi giới thiệu đến các bạn cách cân bằng phương trình khi cho Cu(OH)2 + CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O Để trả lời các câu hỏi liên quan cũng như các bài tập trong các đề thì THPT quốc gia.
Chú ý :
Cân bằng phương trình phản ứng hóa học :
Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O
Bao gồm :
Cu(OH)2 là dung dịch Đồng(II) hydroxide có màu xanh lam
CH3COOH là axit axetat chất lỏng không màu
(CH3COO)2Cu là Đồng II axetat kết tủa co màu xanh lam
H2O là nước chất lổng không màu
Điều kiện phản ứng : Nhiệt độ thường.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho CuSO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, gạn lấy kết tủa sau đó cho tác dụng với dung dịch CH3COOH ta thấy Hiện tượng Dung dịch tạo phức màu xanh lam.
Thông tin thêm :
– Các axit (RCOOH) đều tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2.
Các phương trình điều chế của Cu(OH)2 :
– CuO + H2O ⟶ Cu(OH)2
– 2Cu + H2O + O2 + CO2 ⟶ Cu(OH)2 + CuCO3
– C2H5OH + CuO ⟶ CH3CHO + Cu(OH)2 + H2O
– Ca(OH)2 + CuCl2 ⟶ Cu(OH)2 + CaCl2
Tính chất hóa học của Cu(OH)2 :
Đồng(II) hydroxide là hydroxide lưỡng tính:
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2NaOH (đặc) t°> Na2Cu(OH)4
Nó bị nhiệt phân:
Cu(OH)2 t°> CuO + H2O
Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amonia:
Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH−
Đồng(II) hydroxide tetramin Cu(NH3)4(OH)2 (màu xanh tím) được gọi là nước Svayde có khả năng hòa tan cellulose và nitrocellulose. Khi pha loãng hay thêm axit vào dung dịch trên thì cellulose lại kết tủa.
Tạo phức chất, hòa tan trong alcohol đa chức có nhiều nhóm -OH gắn với nguyên tử cacbon kế cận nhau:
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Phản ứng trên giúp nhận biết alcohol đa chức có nhiều nhóm -OH cạnh nhau trong phân tử.
Phản ứng với aldehyde:
2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO t°> HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O
Phản ứng trên dùng để nhận biết nhóm chức andehit vì tạo ra Cu2O kết tủa đỏ gạch.
Phản ứng màu biure
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.
Bài tập trắc nghiệm :
Bài tập 1 : Dãy nào dưới đây gồm các chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tan trong trong nước
A. etilen glycol, axit axetic và GlyAlaGly
B. ancol etylic, fructozơ và GlyAlaLysVal
C. glixerol, glucozơ và GlyAla
D. ancol etylic, axit fomic và LysVal
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu(xanh lam) + H2O.
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu(xanh lam) + 2H2O.
GlyAlaGly tạo phức màu tím xanh với Cu(OH)2.
Bài tập 2: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozo và ancol etylic. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Có 3 chất là axit axetic, glixerol, glucozo
Bài tập 3: Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là
A. axit axetic. B. Ala-Ala-Gly.
C. glucozơ. D. Phenol.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là Phenol.