dàn ý vợ chồng a phủ nhân vật mị

Dàn ý vợ chồng a phủ nhân vật mị trong truyện ngắn Tô Hoài Ngữ Văn 12

Ở bài viết này svnckh sẽ giúp bạn tìm hiểu được cũng như giúp các bạn nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch qua cách lập Dàn ý vợ chồng a phủ nhân vật mị trong truyện ngắn Tô Hoài Ngữ Văn 12. Cùng theo dõi để biết được nội dung đó là gì nhé.

Thông tin thêm :

Dàn ý Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị

Mẫu 1

I. Giới thiệu về vợ chồng A phủ

  • A phủ là ai?
  • Vai trò và địa vị của vợ chồng A phủ trong xã hội.

II. Hành trình tình yêu của vợ chồng A phủ

  • Gặp gỡ và phát triển tình cảm của hai người.
  • Những thử thách và khó khăn trong quá trình yêu nhau.
  • Sự ủng hộ và tình yêu mãnh liệt giữa hai người.

III. Hạnh phúc của vợ chồng A phủ

  • Cuộc sống hôn nhân và gia đình của vợ chồng A phủ.
  • Những niềm vui, hạnh phúc, thành công của hai người cùng chia sẻ.
  • Sự hy sinh và tình yêu thương giữa vợ chồng A phủ.

IV. Khó khăn và thử thách của vợ chồng A phủ

  • Những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hôn nhân và công việc.
  • Sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giúp vượt qua mọi khó khăn.

V. Kết luận

Tình yêu và hạnh phúc của vợ chồng A phủ là gương mặt tích cực trong xã hội hiện nay.
Những bài học, kinh nghiệm từ vợ chồng A phủ giúp các cặp đôi khác có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống của mình.

dàn ý vợ chồng a phủ nhân vật mị

Mẫu 2

I. Mở bài

  • Tô Hoài là nhà văn nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của những vùng miền, ông có vốn ngôn ngữ phong phú, lối trần thuật tự nhiên.
  • Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiếu biểu cho phong cách của Tô Hoài, truyện viết về những con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị
  • Nhân vật Mị là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.

II. Thân bài

1. Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp

– Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

  • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”
  • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
  • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

2. Nạn nhân của những áp bức bất công

  • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …
  • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.
  • Mị sống lầm li “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khỏ Mị quen rồi”.

3. Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

– Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

– Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
  • Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
  • Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do
  • Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
  • Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

– Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

  • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
  • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.
  • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
  • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

– Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

III. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Mẫu 3

Mở bài

– Hoàn cảnh sáng tác

– Nội dung chính của tác phẩm (nhấn mạnh đến nhân vật Mị, một nhân vật được xây dựng thành công nổi bật của cả tập truyện Tây Bắc)

Thân bài

1. Nhân vật Mị trước khi về làm dâu

– Mị là một cô gái dân tộc Mèo, xinh đẹp và tài giỏi, có đời sống nội tâm và khát vọng tự do, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

– Là con người hiếu thảo, chăm chỉ. Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu

– Vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên cô dã phải làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá tra.

2. Cuộc sống của Mị khi ở nhà Thống lí Pá Tra

– Để cứu nạn cho cha, cô đã phải làm dâu để gạt nợ, với danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất là tôi tớ. Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra Mị bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà con gái trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa, bị đánh, bị phạt, bị trói …

– Không chỉ bị hành hạ về thể xác, Mị còn bị đầu độc bởi chế độ thần quyền, dưới chế độ quan lại miền núi trước cách mạng, sức mạnh thần quyền thật đáng sợ, nó trói buộc con người ta trong vô thức làm cho họ trở nên tê liệt về ý thức và không biết phản kháng.

– Sự hành hạ về thể xác, đầu độc bởi chế độ thần quyền khiến cho Mị bị rơi vào tình trạng mê muội thê thảm, Mị đã sống trong một môi trường cô đơn không tình người tăm tối, ngột ngạt, căn buồng của Mị ở chính là địa ngục trần gian. Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau, một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.

– Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”

3. Sức sống tiềm tàng của Mị

– Bị đày đọa, bị bóc lột, nhưng trong Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, người đọc vẫn nhận ra một cô Mị đầy khát vọng, sức sống của Mị đã trỗi dậy.

– Cuộc sống bên ngoài với âm thanh (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,…) tất cả đã ùa vào tâm trí Mị, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. Mị lẩm nhẩm lời bài hát, Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn được đi chơi”…

– Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày. Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

4. Thoát khỏi cuộc đời khổ cực

– A Phủ vì làm mất bò nên đã bị phạt trói, ban đầu Mị dửng dưng, nhưng khi thấy giọt nước mắt của A Phủ đã khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ. Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa.

– Bất bình trước tội ác của cha con nhà Thống lí, Mị đã cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ sau khi cắt dây cho A Phủ cô sẽ bị nhà Thống lí xử tội, Mị sợ cái chết, sợ cái khổ, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát để vượt ra khỏi địa ngục trần gian, và để giải thoát chính mình.

5. Nghệ thuật

– Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, đặ biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí Mị và A Phủ

– Tái hiện cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc

– Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị miền núi. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ.

Kết bài

– Với việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài khắc họa rất rõ cuộc sống của những người dân nghèo miền núi trước khi có ánh sáng của Đảng, đồng thời lên án sự thống trị, chuyên quyền độc đoán của giai cấp thống trị thời bấy giờ.

Mẫu 4

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài

– Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

2. Thân bài

a) Mị vốn là một cô gái Mèo xinh đẹp, tài năng và có đời sống tâm hồn phong phú

– Mị – một cô gái trẻ, đẹp: “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.

– Tài năng: tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”

– Tấm lòng hiếu thảo: câu nói của Mị với cha, Mị nhiều lần nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử nhưng vì nghĩ đến cha cô lại từ bỏ

b) Mị có số phận bi thảm khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

– Mị chính là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi vốn tồn tại từ ngàn đời

– Mị bị hành hạ về mặt thể xác

+ Mị trở thành cỗ máy lao động không biết mệt, không biết nghỉ

+ Mị bị đánh đập tàn nhẫn

– Mị bị đầu độc, nhục mạ tinh thần

+ Cúng trình ma – bị ràng buộc bởi sự hù dọa của thế lực thần quyền

+ Sống trong một căn buồng kín mít – cuộc sống tù túng

+ Vô tầm, dửng dửng, thờ ơ với nỗi đau của người khác

c) Sức sống mãnh liệt trong Mị

– Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

+ Nghe tiếng sáo và những âm thanh trong không gian xung quanh

+ Nhẩm thầm lời bài hát

+ Mị uống rượu để quên đi nỗi tủi nhục của mình

+ Tâm hồn Mị hồi sinh và kí ức sống dậy: những kỉ niệm tuổi trẻ, , khát khao yêu thương trong Mị ùa về và Mị ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng

+ Mị muốn được đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi

+ A Sử trói đứng Mị trong đêm tối. A Sử đã trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị

– Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ

+ Lúc đầu, Mị dửng dưng với A Phủ

+ Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: thương A Phủ và thương cho mình, thấy nhà Pá Tra sao ác thế

+ Mị nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị sợ

+ Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài

3. Kết bài

– Khái quát về nhân vật Mị

– Qua nhân vật, giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài

Mẫu 5

Mở bài

  • Tô Hoài là một nhà văn tài ba, có vốn ngôn ngữ phong phú và lối trần thuật rất tự nhiên. Ông nhạy cảm với phong tục tập quán, cảnh sinh hoạt của các vùng miền trên cả nước.
  • Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài viết về những con người vùng núi Tây Bắc, luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt và sẵn sàng đấu tranh chống lại ách thống trị tàn ác.
  • Mị là nhân vật biểu tượng cho những người phụ nữ bị áp bức luôn mong ước được sống, được tự do

Thân bài

Phân tích luận điểm 1: Mị vốn là một cô gái có những phẩm chất rất tốt đẹp

  • Trước khi về làm dâu của nhà thống lý Pá Tra, Mị là một người con gái dân tộc Mông hồn nhiên và trẻ trung. Cô có tài thổi sáo lá khiến bao nhiêu chàng trai mê đắm.
  • Mị đã từng yêu và được yêu, luôn khao khát theo tiếng gọi của tình yêu
  • Cô còn là một người con hiếu thảo, biết bố nợ nhà thống lý cô sẵn sàng làm năng ngô trả nợ thay bố. Mị chăm chỉ làm việc và ý thức cao giá trị của cuộc sống tự do.

Luận điểm 2: Nạn nhân của những áp bức bất công

  • Mị bị về làm dâu nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ cho bố, bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập, bị trói, bị phát, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian.
  • Mị dần trở nên chai sạm với nỗi đau, lúc nào mặt cũng buồn rười rượi, dù là lúc thái cỏ ngựa, quay sợi đều cúi mặt, đôi mắt không sức sống, không quan tâm đến thời gian và không gian.
  • Cô cứ sống lầm lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa, khổ mãi rồi cũng quen.

Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

+ Khi mà biết mình bị bắt làm dâu nhà thống lí, Mị đã từng có ý định ăn lá ngón tự tử vì không chấp nhận được cuộc sống mất tự do.

Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống trong Mị đã trỗi dậy:

  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài ùa vào tâm trí, đánh thức những kỷ niệm của Mị trong quá khứ
  • Mị lẩm nhẩm theo lời bài hát, bỗng trong khoảnh khắc ấy tâm hồn Mị được trở về với thanh xuân và khao khát về tình yêu, sự hạnh phúc.
  • Mị nhận ra bản thân mình vẫn còn trẻ, vẫn muốn được đi chơi, một khát khao tự do dần tràn trong Mị.
  • Tinh thần phản kháng mạnh mẽ của Mị khi lấy miếng mỡ thắp sáng căn phòng tối tăm, nổi lợn và muốn “đi chơi tết” để chấm dứt sự “tù đày”
  • Khi bị A Sử trói lại Mị vẫn ngân nga theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu, nhưng rồi cô chợt tỉnh và trở về với hiện thực đau xót.

=>Nhận xét: Trong Mị luôn có một sức sống mãnh liệt, nó âm ỉ và chỉ chờ ngày có cơ hội để bùng lên một cách mạnh mẽ.

+ Khi gặp tình huống A Phủ bị bắt trói do làm mất bò

  • Lúc đầu Mị dửng dưng với A Phủ vì sau khi thoát khỏi “giấc mơ” đêm tình mùa xuân thì cô lại trở về là một “cái xác không hồn”.
  • Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, sự đồng cảm giữa 2 con người xuất hiện trong Mị. Cô liên tưởng đến bản thân mình trong quá khứ, thương mình và thương cho một kiếp người không có tiếng nói, luôn bị kẻ lớn ức hiếp đày đọa. Cô suy nghĩ “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau…phải chết”.
  • Cô quyết định sẽ cởi trói cho A Phủ, để A Phủ được tự do và sẽ không phải chờ chết tại nơi địa ngục này.
  • Sau khi cởi trói cho A Phủ, Mị sợ cái chết, sợ sẽ phải tiếp tục chịu khổ sở ở nhà thống lý Pá Tra, cô chạy theo A Phủ thoát khỏi nơi chôn vùi thanh xuân của mình.

=>Nhận xét: Mị là một người con gái lặng lẽ nhưng vô cùng mạnh mẽ, hành động cởi trói cho A Phủ đã nói lên ý chí của Mị, muốn đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị tàn ác, mong cầu một cuộc sống tự do, bình đẳng.

Kết bài

Nêu suy nghĩ của mình về hình tượng nhân vật Mị

Khẳng định khả năng của Tô Hoài: văn phong đậm chất miền núi, ngôn ngữ trần thuật linh hoạt cùng khả năng miêu tả nội tâm nhân vật tài tình

Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự cảm thông số phận đau khổ của những người chịu áp bức, bóc lột. Lên án, tố cao bọn thống trị, thực dân đàn áp nhân dân. Ngợi ca sức sống và vẻ đẹp tiềm tàng trong mỗi người con Tây Bắc.