Phong cách ngôn ngữ khoa học

Khái niệm về phong cách ngôn ngữ khoa học – Ngữ văn 12

Phong cách ngôn ngữ khoa học bao gồm các nội dung chính của bài học giúp các em học sinh nắm bắt được cũng như hiểu rõ được các khái niệm từ đó có thể rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, tóm tắt và trả lời các câu hỏi có trong bài học một cách rành mạch, dễ hiểu và từ đó biết sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các trường hợp cần thiết.

Thế nào là phong cách ngôn ngữ khoa học

– Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học,tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.

Tìm hiểu thêm :

Các loại văn bản khoa học

+ Gồm 3 loại:

– VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]

– VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

– VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

– VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khai quát, trừu tượng

Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể).
2. Tính lí trí, logic:

Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
3. Tính khách quan, phi cá thể:

Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc
Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Luyện tập

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:

a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

+ Những đặc điểm cơ bản

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

– Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.

c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học

– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

– Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương,…

– Tính lí trí, logic:

+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.

+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.

+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.