Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống đã trở nên rất quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các bạn học sinh được làm quen với thể loại văn nghị luận cụ thể là nghị luận về một hiên tượng đời sống. Mời các bạn cùng tìm hiểu và làm quen các vấn đề có trong bài.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Đọc văn bản “Bệnh lề mề” trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Gợi ý:

a.

Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về bệnh lề mề – là bệnh coi thường giờ giấc của nhiều người khi thực hiện những công việc chung.

– Những biểu hiện của bệnh lề mề:

Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm thì người dự mới đến đúng giờ…
– Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng, đưa ra những dẫn chứng để người đọc nhận rõ được hiện tượng.

b. Những nguyên nhân tạo nên bệnh lề mề:

Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
Chỉ biết quý thời gian của mình, coi thường thời gian của người khác.
Thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.
c. Tác hại:

Thành thói quen, khó thay đổi.
Không biết tự trọng, ích kỉ.
Gây hại cho tập thể.
– Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

d. Bố cục của bài viết trên đã mạch lạc, chặt chẽ. Tác giả đã giới thiệu được vấn đề, sau đó phân tích và kết luận lại vấn đề.

Kết luận 

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

– Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

Xem thêm :

Luyện tập

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Nội dung:

Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng này diễn ra vào những năm đầu thế kỷ XX với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.

b. Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận.

Ví dụ thao tác so sánh: tác giả so sánh thanh niên An Nam với thanh niên Trung Hoa.

c. Các dùng từ giản dị không hoa mỹ, câu văn chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước một mạch suy luận. Cách diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết phục cao.

Ví dụ: “Nhưng chúng ta… mà thôi”

d. Xác định lý tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bàn về hiện tượng “nghiện” karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Lập dàn ý

a. Mở bài:

Karaoke và internet là một trong những trò giải trí đặc biệt được nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay; đến mức có thể gọi là “nghiện”.

b. Thân bài:

– Thực trạng việc sử dụng karaoke và internet trong thời đại ngày nay.

– Ý nghĩa tích cực và mặt trái tiêu cực của nó đối với thế hệ trẻ.

– Nguyên nhân của hiện tượng “nghiện” karaoke và internet.

– Những hậu quả của hiện tượng này.

– Thái độ đúng đắn cần có của thanh niên trước hiện tượng nay là gì.

c. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình, kêu gọi mọi người (nhất là các bạn học sinh) biết làm chủ trước những cám dỗ của những trò chơi, giải trí trên.