ngữ văn 12

Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn cách ” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận “ ở trên lớp cũng như các bài tập ở nhà một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các bạn cùng đón đọc.

Thông tin bài viết mới khác :

 

ngữ văn 12

Vận dụng trên lớp

Câu 1 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1) : Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, hãy trả lời các câu hỏi:

a. Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?

b. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?

Trả Lời :

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính

+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận

b, Bài văn thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản chính dứt khoát văn bản nghị luận

+ Các yếu tố kẻ, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp, chúng không thể làm thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận.

Câu 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1): Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả Lời :

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên

+ Đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP)

+ Tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết, tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: ngoài kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP

– Ý nghĩa và tác dụng của thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại hiểu biết thú vị

+ Mang lại thông tin cụ thể, chính xác của vấn đề khoa học

Câu 3  (trang 159 sgk ngữ văn 12 tập 1): Viết bài văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ”.

Trả Lời :

– Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

– Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

– Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Luyện Tập Ở Nhà

Câu 1 Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?

Trả Lời 

Cả hai nhận định đều đúng:

+ Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

+ Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

Câu 2 Viết bài văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống..( ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…v…v)

Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, Cùng tìm hiểu thêm các bài viết mới khác của svnckh nhé.