sơ đồ tư duy vợ nhặt mẫu 1

Mẫu sơ đồ tư duy vợ nhặt kim lân Ngữ Văn 12 Tập 2

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Vì vậy Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung tác phẩm Vợ nhặt bao gồm các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Vợ nhặt sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Vợ nhặt.

Tìm hiểu thêm :

Tìm hiểu chung

1. Tác giả Kim Lân

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Là nhà văn có sở trường về thể loại truyện ngắn, ông được mệnh danh là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” ( Nguyên Hồng). Ông chuyên viết phong tục đời sống làng quê Bắc Bộ, về cảnh ngộ và tâm lý của người nông dân. Nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn của ông thường là những con người nhỏ bé, cam chịu nhưng toát lên một vẻ đẹp chân quê giản dị, ấm áp, một đời sống tình người thiết tha.

Với mảnh đất hiện thực đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám, tưởng như những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã khai thác một cách triệt để, Kim Lân vẫn dành cho mình một mảnh đất riêng. Dù cùng viết về những người nông dân nghèo khổ với gánh nặng cơm áo ghì sát đất, thế giới nhân vật trong văn Kim Lân vẫn không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên nét yêu đời, trong sáng và tài hoa. Và “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của ông.

2. Tác phẩm “Vợ nhặt”

Lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của gần hai triệu đồng bào, Kim Lân thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc. “Vợ nhặt” có tiền thân là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết năm 1946 nhưng còn dang dở và bản thảo bị thất lạc. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ để viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Tác phẩm có một nhan đề khá ấn tượng, hé mở một tình huống đầy éo le của tác phẩm. Theo phong tục, chuyện dựng vợ gả chồng là một chuyện thiêng liêng, trọng đại của một đời người ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trong năm đói 1945 một hiện tượng nghịch lý đã diễn ra: Người đàn ông nghèo khổ có thể dễ dàng nhặt được vợ ngoài đường, ngoài chợ.

Chỉ với hai chữ “Vợ nhặt” đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cho toàn tác phẩm. Nó không chỉ phản ánh tình cảnh thê thảm, thân phận buồn tủi của người dân nghèo, lên án bất bình với chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người vào cảnh đói khổ cùng cực mà còn thể hiện sự thương xót của nhà văn và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ khi trong tình cảnh khốn cùng họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát khao về sự sống. Vì vậy, nhan đề “Vợ nhặt” không thể thay thế.

Sơ đồ tư duy vợ nhặt

Mẫu 1

sơ đồ tư duy vợ nhặt mẫu 1

Mẫu 2

sơ đồ tư duy vợ nhặt mẫu 2

Mẫu 3

sơ đồ tư duy vợ nhặt mẫu 3

Trên đây là một số mẫu sơ đồ tư duy vợ nhặt, Hi vọng sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức một cách đầy đủ nhất.