chi tiết nghệ thuật

Nội dung tóm tắt giá trị nghệ thuật vợ chồng a phủ Đầy đủ nhất

Truyện vợ chồng a phủ thể hiện nhiều tình huống đời thường của người Việt, như những mâu thuẫn vợ chồng, lòng ganh tị và bản tính tham lam của con người. Tuy nhiên, qua câu chuyện của vợ chồng A Phủ, tác giả cũng muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, giá trị của tình cảm và lòng trắc ẩn, cùng với sự tôn trọng và tử tế trong cuộc sống. Dưới đây là Nội dung tóm tắt giá trị nghệ thuật vợ chồng a phủ Đầy đủ nhất mời các bạn cùng tìm hiểu.

Tìm hiểu thêm :

chi tiết nghệ thuật

Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
  • Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,…
  • Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.
  • Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ

Giá trị nội dung

Giá trị hiện thực

  • Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người nơi này
  • Số phận khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây dựng, khắc họa rõ nét

Giá trị nhân đạo

  • Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ
  • Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man
  • Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.
  • Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ.