nhiệt độ của dầu ăn

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu? Công thức cấu tạo chung của chất béo

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu? Dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật, đây là loại thực phẩm thay thế cho các loại mỡ động vật trước đây (chứa quá nhiều chất béo và không tốt cho sức khỏe). Bởi dầu ăn có quy trình sản xuất khắt khe, mang lại cảm giác an toàn cho con người khi sử dụng nhưng ít người có thể biết quy trình chế biến các món ăn bằng dầu bằng nhiệt độ bao nhiêu không hại đến sức khỏe, Cách sử dụng dầu ăn sao cho hợp lý nhất. Công thức cấu tạo của dầu ăn là gì? Mời các bạn cùng đón đọc ở bài viết này.

Khái niệm về Dầu ăn

Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng và có tính chất là nhờn khi tiếp xúc với niêm mạc da trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để nấu ăn và bôi trơn.

Tìm hiểu thêm : Thứ tự nhiệt độ sôi

Công thức cấu tạo chung dạng :

công thức cấu tạo

 

 

 

 

– Chất béo động vật hoang dã : Glixerit của axit no panmitic, stearic nên ở thể rắn

.– Chất béo thực vật: Glixerit của axit chưa no oleic nên ở thể lỏng.

Một số chất béo thường gặp :

  •  Axit panmitic: C15H31COOH
  •  Axit stearic : C17H35COOH
  • Axit oleic: C17H33COOH (có 1 nối đôi)
  • Axit linoleic : C17H31COOH ( 2 nối đôi )
  • Axit linolenoic : C17H29COOH ( 3 nối đôi )

Định nghĩa nhiệt độ sôi của dầu ăn

Nhiệt Sôi Của Dầu Ăn hay Dầu Sôi Ở Nhiệt Độ Bao Nhiêu là mức nhiệt độ giới hạn an toàn cho sức khoẻ, vượt quá mức nhiệt độ này thì trở thành chất độc gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…

nhiệt độ của dầu ăn

Nhiệt độ chiên của dầu an toàn khi nấu ăn tại nhà:

  • Nhiệt độ xào: 120 ° C.
  • Nhiệt độ chiên: 160 – 180 ° C.
  • Nướng lò: trung bình 180 ° C

bảng nhiệt độ sôi

Bảng nhiệt độ sôi của một số loại dầu ăn hiện nay

Tìm hiểu thêm : So sánh nhiệt độ sôi

Nguyên nhân không sử dụng dầu ăn gây hại cho sức khỏe

Không nên chiên dầu ăn ở nhiệt độ cao?

– Nhiệt độ cao sẽ làm phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong dầu ăn và tạo ra các chất có hại cho sức khoẻ, vì vậy khi nấu nướng cần để dầu ở nhiệt độ vừa phải, nhất là các món chiên thì không để dầu bị cháy.

– Khi chế biến, nên để chảo thật nóng rồi mới cho dầu và thực phẩm vào.

– Đặc biệt lưu ý,không nên dùng dầu ăn chiên lại.

– Tốt nhất nên sử dụng dầu ăn một lần, vì đun sôi lại nhiều lần dầu dễ bị oxy hoá làm cho các vitamin và dinh dưỡng trong dầu ăn cũng mất đi. Ngoài ra dầu chiên lại thì làm cho mùi vị và màu sắc của món ăn cũng biến đổi.

Không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại

Vì mục đích tiết kiệm nên sử dụng dầu ăn đã chiên đi chiên lại nhiều lần là thói quen của không ít người. Tuy nhiên, đây lại là thói quen có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo để an toàn nhất, bạn nên sử dụng dầu ăn cho một lần. Nguyên nhân là vì khi dầu ăn đun sôi lại nhiều lần sẽ dễ bị oxy hoá. Quá trình oxy hóa khiến cho các vitamin và các chất dinh dưỡng có trong dầu ăn cũng mất đi.

Không những vậy, việc sử dụng dầu ăn lại nhiều lần sẽ khiến mùi vị, màu sắc của thức ăn cũng sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vị giác và đặc biệt là sức khỏe.

Chọn loại dầu ăn phù hợp

Chọn dầu ăn phù hợp với nhu cầu của từng thành viên trong gia đình cũng như phù hợp với các loại thực phẩm cần chế biến là lưu ý tiếp theo khi sử dụng dầu ăn an toàn cho sức khỏe.

Theo đó, các chuyên gia cũng như các bác sĩ khuyến cáo trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn: thứ nhất là loại phù hợp cho chiên, rán (loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao), thứ hai là loại dầu chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, làm salad, gỏi (ví dụ như dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu…)

Như vậy bài viết này bạn có thể biết được nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu rồi phải không nào? Cách chế biến các món ăn bằng dầu ăn để tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào.