P2O5 ra H3PO4 Đây là phương trình phản ứng khi cho P2O5 tác dụng với nước để ra H3PO4. Bài viết này sẽ củng cố cho bạn kiến thức quan trọng liên quan đến P2O5, Hi vọng các bạn cũng như các em học sinh có kiến thức quan trọng trong việc giải các bài tập bài toán khó của bộ môn hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Viết phương trình phản ứng đã cân bằng :
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Điều kiện phương trình khi P2O5 ra H3PO4 : Không có
Thực hiện thí nghiệm :
Cho P2O5 tác dụng với nước ta thấy xuất hiện Chất rắn màu trắng Điphotpho pentaoxit (P2O5) tan dần. Dung dịch axit H3PO4 làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.
TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA AXIT PHOTPHORIC : H3PO4
Tính chất vật lý
- Dạng tồn tại: Có 2 dạng đó là Axit photphoric chất rắn tinh thể không màu và Chất lỏng trong suốt, không màu.
- Mùi vị : Mang vị chua
- Khối lượng riêng là 1,87 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy Axit photphoric = 42,35 độ C (dạng H3PO4.H2O có nhiệt độ nóng chảy = 29,32 độ C);
- Nhiệt độ phân huỷ ở 213 độ C
- Axit photphoric Tan vô hạn trong etanol và nước.
Tính chất hóa học
Với tính chất là một axit trung bình, Axit Photphoric sẽ có những tính chất như sau:
– Thứ nhất, Trong dung dịch H3PO4 sẽ phân li thuận nghịch theo 3 nấc:
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-
H2PO4- ↔ H+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
– Thứ hai, Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
– Thứ ba, Tác dụng với oxit bazơ để tạo thành muối và nước
2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O
– Thứ tư, Khi tác dụng với bazơ cũng sẽ tạo thành muối và nước (Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau)
KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
– Thứ năm, Tác dụng với kim loại đứng trước H2 tạo thành muối và giải phóng khí H2
2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2
– Thứ sáu, Khi tác dụng với muối sẽ cho ra muối mới và axit mới
H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4
Axit Photphoric cũng mang trong mình tính oxi hóa – khử
Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N dẫn đến mật độ điện dương trên P nhỏ nên khả năng nhận e kém.
Axit Photphoric dưới tác dụng của nhiệt còn xảy ra các phản ứng nhiệt phân như:
Dưới tác dụng của nhiệt độ trong khoảng từ 200 – 250 độ C. H3PO4 sẽ nhiệt phân theo phương trình sau đây: 2H3PO4 → H4P2O7 + H2O
Dưới tác dụng của nhiệt độ trong khoảng từ 400 – 500 độ C. H3PO4 sẽ nhiệt phân theo phương trình sau đây: H4P2O7 → 2HPO3 + H2O.
Nội dung xem thêm :