sơ đồ người lái đò sông đà

Sơ đồ tư duy bài người lái đò sông đà chi tiết, tổng quát nhất 2023

Sơ đồ tư duy bài người lái đò sông đà sẽ được chúng tôi gửi đến các bạn bài viết dưới đây bao gồm nội dung chi tiết về con sông Đà hung bạo, hình tượng con sông Đà, hình tượng người lái đò sông Đà, hay phân tích Người lái đò sông Đà. Thông qua sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà giúp chúng ta dễ dàng nắm được cấu trúc, sắp xếp lại các luận điểm, luận cứ một cách trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, phục vụ cho việc học tập ngày một tốt hơn. Mời các bạn cùng theo dõi.

Thông tin bài viết mới khác :

Tìm hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà

TÁC GIẢ

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ,quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

– Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo.

– Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.

– Tác phẩm chính : “Một chuyến đi” (1938), “Vang bóng một thời” (1939), “Thiếu quê hương” (1940), …

– Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.

TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh ra đời:

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

– “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

2. Thể loại: Truyện ngắn.

3. Chủ đề:

Qua hình tượng sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động – chất vàng mười của cuộc sống.

4. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.

– Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.

– Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

5. Tóm tắt:

Người lái đò sông Đà hành trình tác giả có chuyến đi thực tế lên Tây Bắc để tìm kiếm “chất vàng 10” của con người lao động nơi đây. Tác giả có dịp quan sát con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn nhưng lại có những điểm nên thơ và trữ tình. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khiến con sông Đà thật hung bạo nhưng vào những mùa khác nhau con sông lại dịu êm và hiền lành. Những con người tại đây nhất là ông lái đò trở thành những người am hiểu nhất, ông biết rõ mọi cách bố trí địa hình, đá, con thác…từ việc am hiểm kết hợp với sự dũng cảm đã giúp ông chinh phục con sông Đà và đưa khách về bến an toàn. Người lái đò sông Đà là người lao động giỏi giang nhưng cũng thật tài hoa và bản lĩnh.

6. Giá trị nội dung:

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

+ Một con sông “hung bạo” Và “Trữ tình”.

+ Một người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí dũng cảm trong lao động.

7. Giá trị nghệ thuật:

– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

– Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

– Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Sơ đồ người lái đò sông đà

sơ đồ người lái đò sông đà

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, Hi vọng qua bài viết này các bạn có được các kiến thức khái quát nhất về bài thơ.