Sơ đồ tư duy bài tây tiến của svnckh sẽ giúp bạn tổng hợp lại kiến thức trọng tâm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến các em học sinh với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hi vọng giúp các em có được những kiến thức bổ ích hiệu quả trong bài thi, Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
1. Tác giả
– Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, là nhà thơ Việt Nam nổi tiếng thời chiến.
– Ngoài ra, ông còn là một người nghê sĩ tài hoa khi vừa là nhạc sĩ, họa sĩ đa năng.
– Là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây,…
2. Tác phẩm
– Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển từ đơn vị Tây Tiến sang đơn vị khác. Chuyển qua binh đoàn mới chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, với nỗi nhớ đồng đội cũ da diết nên ông đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, và sau này được đổi tên là Tây Tiến.
Tìm hiểu thêm : Phân tích bài thơ tây tiến
Sơ đồ tư duy của bài thơ Tây Tiến
Sơ đồ tư duy thể hiện thiên nhiên núi rừng dữ dội và hùng vĩ
– Hai câu đầu: bộc lộ nỗi nhớ mãnh liệt đến nỗi thốt lên thành lời “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi đầy thân thương, “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ thường trực, bao trùm lên không gian, thời gian.
– Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc nhuộm màu hoang sơ và dữ dội
Sơ đồ tư duy nét thơ mộng, trữ tình của bài thơ
– Khung cảnh thiên nhiên núi rừng ngoài vẻ hùng vĩ, dữ dội cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống đời thường: “nhà ai Pha Luông …”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em …”, cách viết với thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng và bình yên hơn đến lạ.
– Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc
Tìm hiểu thêm : Soạn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Sơ đồ tư duy thể hiện hình tượng bi tráng của người lính Tây Tiến
– Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, “ xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.
– Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hy sinh anh dũng của họ
– Vượt lên tất cả những khó khăn, gian khổ của điều kiện chiến đấu, của những mất mát hy sinh vì một mục tiêu lớn lao, cao cả.
– Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân
– Họ là những con người cất dấu trong mình góc tâm hồn lãng mạn và trái tim đầy ắp yêu thương “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương phía hậu phương để làm động lực chiến đấu.
Kết luận
1. Giá trị nội dung
– Qua nỗi nhớ đồng đội da diết, tác giả khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn nhưng cũng anh dũng, hào hùng, bi tráng bên cạnh thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, khắc nghiệt mà ta có thể thấy rõ qua sơ đồ tư duy Tây Tiến.
2. Giá trị nghệ thuật
– Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, đậm chất hào hùng, bi tráng.
– Ngôn từ độc đáo, giọng điệu bồi hồi.
Qua Sơ đồ tư duy bài tây tiến giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên và những người lính thời xưa trong cuộc cách mạng để cảm nhận được sự gian khổ, vất vả của họ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình học tập của các em có được kết quả tốt.