soạn bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ ngữ văn 12

Soạn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngữ văn 12

Soạn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngữ văn 12 giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận, biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ. Quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ, Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?

Nghị luận về thơ (tác phẩm hoặc đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Tìm hiểu đề: xác định đề bài, yêu cầu nội dung, phương pháp, phạm vi tư liệu

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ được phân tích

Thân bài :

– Hoàn cảnh sáng tác, phong cách sáng tác, nội dung chính, vị trí thơ…

– Bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật

– Có thể phân tích từng khổ, từng dòng

– Phân tích hình tượng thơ, chỉ ra biện pháp nghẹ thuật, phân tích nhịp điệu, cấu tứ

Kết bài: Khẳng định, đánh giá chung về bài thơ

Tìm hiểu thêm :

soạn bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ ngữ văn 12

Luyện tập

Câu 1 : Soạn câu 3 luyện tập trang 85 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
– Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Trường Giang và đoạn thơ phân tích.

– Thân bài:

+ Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

+ Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

+ Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà.

Một nét vẽ mây núi hùng vĩ.

Một cánh chim nhỏ tựa như bóng chiều rơi xuống.

⇒ Thủ pháp tương phản giữa vũ trụ bao la với cá thể nhỏ nhoi làm nổi bật lên nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chơi giữa cuộc đời.

+ Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).

⇒ Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

+ Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ:

Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

– Kết bài:

Đoạn thơ thể hiện rất thành công cảm hứng ngợi ca một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.

Câu 2 : Soạn câu 1 trang 85 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đề 1: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

– Tìm hiểu đề:

Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng thể hiện qua đoạn trích.

– Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

+ Thân bài:

Khí thế dũng mãnh trong kháng chiến ở Việt Bắc: 8 câu đầu.

Khí thế chiến thắng: 4 câu sau.

Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.

+ Kết bài: Đoạn thơ ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân, chiến sĩ.

Đề 2: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

– Tìm hiểu đề:

+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: viết vào mùa đông 1947 trong thời kỳ chống Pháp.

+ Phân tích tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

– Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

+ Thân bài:

Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi rừng đêm trăng.

Nhân vật trữ tình lo việc nước, bất ngờ gặp tiếng suối đêm.

Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

+ Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.