soạn bài

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ngữ văn 12

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ngữ văn 12 với những câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch, rõ ràng và dễ hiểu thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo lí , đạo đức, lối sống,… của con người. Hi vọng với những nội dung có trong bài viết sẽ giúp các em soạn bài trước khi đến lớp một cách tốt nhất, Mời các bạn cùng tham khảo với nội dung dưới đây.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d. Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

soạn bài

Hướng dẫn

a. Văn bản bàn về vấn đề : Giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.

b + c. Bố cục văn bản và các câu mang luận điểm :

– Phần mở bài (đoạn 1): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh”.

Luận điểm “Tri thức là sức mạnh ; Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”.

– Phần thân bài (đoạn 2, 3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh của cách mạng.

Luận điểm : Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2 ; Câu đầu đoạn 3.

– Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

Luận điểm : câu đầu và câu cuối đoạn cuối văn bản.

d. Văn bản sử dụng phép lập luận chính tạo sức thuyết phục là chứng minh.

e. – Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng giải thích, chứng minh… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Xem thêm :

Bài tập tìm hiểu

Tìm hiểu đề: Nêu suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với mọi người, lý tưởng cá nhân mình

+ Lý tưởng là ngọn đèn soi đường, không có nó thì không có cuộc sống

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống

+ Giải thích quan hệ lí tưởng và ngọn đèn

Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh

– Phạm vi tư liệu: Cuộc sống

Lập dàn ý

MB: Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

TB: Giải thích bàn luận về ý nghĩa câu nói Lep Tôn-x tôi

+ Lí tưởng là đích con người hướng tới

+ Cuộc sống ở trong câu nói chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người

+ Lý tưởng là ngọn đèn chủ đường”: lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng, lạc đường

+ Suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với cuộc sống của con người

+ Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ, có thể làm lại cuộc đời của một người và nhiều người

+ Lý tưởng sóng đẹp đẽ, tạo ra sự sáng tạo, niềm vui cuộc sống

– Bình luận câu nói của Lép Tôn-x tôi:

+ Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu

+ Mỗi học sinh cần xác định rõ ràng mục tiêu, lý tưởng

KB: Khái quát lại vấn đề. Nêu bài học nhận thức cho bản thân