soạn bài Nhân vật giao tiếp

Soạn bài Nhân vật giao tiếp Ngữ văn 12 Chi tiết và Đầy Đủ nhất

Bài văn “Nhân vật giao tiếp” là một chủ đề thường xuất hiện trong bài thi môn Ngữ văn lớp 12. Bài viết này yêu cầu người viết phải trình bày về các đặc điểm cơ bản của nhân vật giao tiếp trong văn học. Dưới đây là nội dung cũng như phần bài tập, Cùng theo dõi với chúng tôi nhé.

Tìm hiểu thêm :

Bài văn Nhân vật giao tiếp thường được chia thành các phần sau:

I. Giới thiệu:

  • Giới thiệu chung về văn học và văn học đương đại.
  • Những đặc điểm chung của nhân vật giao tiếp trong văn học.

II. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp:

  • Nhân vật giao tiếp trong văn học thường được xây dựng theo những tiêu chí gì?
  • Nhân vật giao tiếp thường có những đặc điểm nào?
  • Những trường hợp đặc biệt của nhân vật giao tiếp trong văn học.

III. Ví dụ về nhân vật giao tiếp trong văn học:

  • Các ví dụ về nhân vật giao tiếp trong văn học.
  • Phân tích và đánh giá các nhân vật giao tiếp trong văn học.

IV. Kết luận:

  • Tóm tắt lại các ý chính đã trình bày.
  • Nhận xét về đặc điểm của nhân vật giao tiếp trong văn học và vai trò của chúng đối với tác phẩm.

soạn bài Nhân vật giao tiếp

Câu hỏi trong SGK

Câu 1 (trang 18 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”

– Đặc điểm của nhân vật giao tiếp

+ Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi

+ Giới tính: Tràng – nam, còn lại là nữ

+ Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ

b, Nhân vật giao tiếp chuyển vai người nói, vai người nghe luân phiên nhau

+ Lượt 1: Tràng nói, các cô gái nghe

+ Lượt 2: các cô gái là người nói, Tràng là người nghe

+ Lượt 3: “thị” nói, Tràng và các cô gái còn lại nghe

+ Lượt 4: Tràng nói, “thị” là người nghe

c, Nhân vật giao tiếp bình đẳng về vị trí xã hội

d, Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp có quan hệ hoàn toàn xa lạ, sau đó họ dần thân với nhau hơn (vì cùng lứa tuổi, vị thế)

e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.

Câu 2 (trang 20 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Các nhân vật giao tiếp đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, dân làng Vũ Đại

Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp Chí Phèo, Lí Cường. Khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe

b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe

– Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)

– Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng

– Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo

– Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy

c, Dẹp đám đông để cô lập Chí Phèo

– Dùng lời lẽ nhẹ nhàng, xoa dịu tâm trí của Chí Phèo. Sau đó thân mật, xưng hô như người nhà để khích lệ, tạo sự thân thiết

+ Nâng vị thế Chí Phèo ngang hàng với với mình để trấn an Chí, khiến Chí thấy bản thân được hãnh diện, ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng

d, Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đạt mục đích giao tiếp. Người liều lĩnh, bất cần như Chí bị thu phục