tac-dung-cua-dau-cham-than

Tác dụng của dấu chấm than và cách sử dụng dấu chấm than!

Dấu chấm than thường được đặt ở cuối câu, nhưng bạn có thể chưa biết tác dụng của dấu chấm than cách sử dụng dấu chấm than như thế nào? Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu dấu chấm than là gì nhé!

Dấu chấm than là gì?

Dấu chấm tha kí hiệu: !

Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến (câu có nội dung bộc lộ cảm xúc hoặc nêu yêu cầu, đề nghị, …) và  Khi đọc, gặp dấu chấm than nghỉ hơi như dấu chấm

VD: Mẹ là người tuyệt vời nhất!

tac-dung-cua-dau-cham-than

Tác dụng của dấu chấm than

Dấu chấm than hay còn được gọi là dấu chấm cảm là một dấu câu khá phổ biến trong Tiếng Việt. Trong một ѕố trường hợp, dấu chấm than được người ᴠiết đặt trong dấu ngoặc đơn (để tỏ thái độ ngạc nhiên, châm biếm đối ᴠới nội dung đang đề cập) hoặc đặt cùng dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn (thể hiện ᴠừa hoài nghi ᴠừa mỉa mai).

Cách sử dụng dấu chấm than

Dấu chấm than là dấu được dùng để kết thúc câu cảm thán, câu cầu khiến. Trong trường hợp kết thúc câu gọi hay câu đáp cũng dùng dấu chấm than. Đôi khi, nó được dùng để tỏ thái độ mỉa mai, ngạc nhiên.

Kết luận:

Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu khiến

Ngoài ra dấu chấm than còn sử dụng để :

  • Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp
  • Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

Tác dụng của từng loại

  • Dấu chấm than 1 :bộ lộ cảm xúc
  • Dấu chấm than 2 :biểu thị lời hô lời gọi.

Xem thêm: Tác dụng của dấu gạch ngang

Ví dụ về dấu chấm than.

Tìm dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống:

Tùng bảo Vinh:

– Chơi cờ ca-rô đi…

– Để tớ thua à… Cậu cao thủ lắm…

– A… Tớ cho cậu xem cái này … Hay lắm…

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem…

– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế…

– Cậu nhầm to rồi… Tớ đâu mà tớ… ông tớ đấy…

– Ông cậu…

– Ừ…Ông tớ ngày còn bé mà…. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà…

+ Phương pháp giải:

Con xét xem những câu có chỗ trống đó là kiểu câu gì (câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu kể) rồi điền dấu câu thích hợp tương ứng.

+ Lời giải chi tiết:

Tùng bảo Vinh:

– Chơi cờ ca rô đi !

– Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm !

– A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.

– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?

– Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy !

– Ông cậu?

– Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.

Công dụng của dấu hai chấm lớp 3 và cách sử dụng dấu 2 chấm.