Thực hành một số phép tu từ cú pháp là một trong những tiết học quan trọng, nó bao gồm nội dung lý thuyết và bài tập liên quan. Cùng tìm hiểu với chúng tôi ở những thông tin dưới bài viết này.
Tìm hiểu thêm bài viết mới :
Phép lặp cú pháp là gì?
Phép lặp cú pháp ( Phép điệp cú, phép sóng đôi, song hành cú pháp ) là phép lặp lại kiểu cấu trúc cú pháp của câu và thường kèm thêm lặp từ để làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa và gia tăng cảm xúc.
Câu 1 (trang 151 sgk ngữ văn 12 tập 1):
– Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp
– Khác nhau:
+ Số lượng tiếng: ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng về mặt từ loại
Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối :
+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…
– Nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp
+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phép Liệt Kê là gì?
Phép liệt kê là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại để mở rộng theo hướng cụ thể hóa nội dung thông báo nhằm tạo ấn tượng đối với người đọc.
Ví dụ :
– Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn kết hợp phép liệt kê:… thì ta… thì cùng nhau…
Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ: cho cơm áo, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, ngựa
Trong đoạn văn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:
– Sử dụng phép liệt kê (kể tội ác của giặc Pháp)
– Sử dụng phép lặp cú pháp
→ Lên án, tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép
Phép chêm xen là gì?
Phép chêm xen là sử dụng một thành phần có tác dụng giải thích, mở rộng, nói rõ thêm một phương tiện nào đó có liên quan gián tiếp đến nội dung thông báo của câu hoặc bình phẩm vào sự việc được nói đến giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung câu.
Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 12 tập 1):
a, (thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”
– Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn
– Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo)
b, Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước
– Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy
→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo
c, Có ai ngờ và thương, thương quá đi thôi – được tách bằng dấu ngoặc đơn cuối câu.
– Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết với đối tượng
d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy.
Trên đây là toàn bộ lý thuyết và một số ví dụ liên quan đến Thực hành một số phép tu từ cú pháp, Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.