thuy-ngan-bay-hoi-o-nhiet-do-nao

Thủy ngân bay hơi ở nhiệt độ nào? Thủy ngân có bay hơi không? Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân

Thủy ngân có ký hiệu hóa học là Hg và được ứng dụng nhiều trong các thí nghiệm hóa học. Chính vì vậy chúng ta cần phải nắm được thủy ngân bay hơi ở nhiệt độ nào hay Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân,…Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thủy ngân có bay hơi không nhé!

thuy-ngan-bay-hoi-o-nhiet-do-nao

Đặc tính của thủy ngân

Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam). Trọng lượng riêng của thủy ngân là 13.5g/cm3 ở 25oCError! Reference source not found..

Xem chi tiết: Trọng lượng riêng của thủy ngân

Đặc tính vật lý

+ Thủy ngân là kim loại lỏng ở nhiệt độ thường, nặng, màu trắng bạc. Thủy ngân rắn dễ uốn và có thể cắt bằng dao.

+ Thủy ngân có khối lượng riêng 13,69 g/cm3, nhiệt độ đóng băng là −38,83 °C, điểm sôi là 356,73 ° C.

+ Thủy ngân là kim loại có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.

Đặc tính hóa học

+ Thủy ngân có ký hiệu hóa học là Hg, viết tắt của từ Hydrargyrum, trong tiếng Hy Lạp là Hydrargyros – một từ ghép có nghĩa là “nước” và “bạc”, nhằm chỉ đặc điểm của thủy ngân là lỏng như nước và có ánh kim như bạc.

+ Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các axit, trừ các axit có tính oxy hóa như axit sunfuric đậm đặc, axit nitric hoặc nước cường toan. Tương tự như bạc, thủy ngân phản ứng với khí Hydro Sulfua (H2S) có trong khí quyển.

+ Thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều loại kim loại để tạo thành hỗn hống, trừ sắt, chính vì vậy thủy ngân thường được bảo quản trong các bình đựng bằng sắt.

Kết luận: Như vậy với những đặc tính vật lý và đặc tính hóa học của thủy ngân thì chúng ta đã có câu trả lời thủy ngân có bay hơi nhé!

  • Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là – 38,9°C
  • Nhiệt độ sôi của thủy ngân ở 357°C.

     

Bài tập về nhiệt độ sôi của thủy ngân.

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39 độ C

a) Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể gì?

Lời giải:

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất là bằng nhau. Trong thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39 độ C nên làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ -39 độ C, thủy ngân đông đặc

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể lỏng ( vì nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân).