Từ đồng nghĩa có mấy loại, Khái niệm và cách phân loại như thế nào? Dưới đây là một trong những nội dung cụ thể mà chúng tôi gửi đến các bạn, Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu thêm :
Từ đồng nghĩa là gì?
– Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách… nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.
Cách phân loại từ đồng nghĩa
– Từ đồng nghĩa có 2 loại : đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha
+ Mẹ tôi là một giáo viên giỏi
+ Má tôi là một giáo viên giỏi
Ví dụ: quả – trái, hoa – bông, gầy – ốm, béo – mập…
– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).
Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng.
Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.
Ví dụ:
+ Cao-thấp
+ Béo-gầy
+ Giàu-nghèo
+ Chăm chỉ-lười biếng
+ Mặn-nhạt
+ giỏi giang-kém cỏi
+ thuận lợi-Khó khăn
+ đoàn kết-chia rẽ
+ nhanh nhẹn-chậm chạp
+ sáng sủa-tối tăm
+ hiền lành-dữ tợn
+ nhỏ bé-to lớn
+ thật thà-dối trá
+ nông cạn-thâm sâu
+ cao thượng-hèn kém
+ vui vẻ-buồn bã
Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.
– Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..
– Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm (“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” )
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Từ đồng nghĩa có mấy loại các bạn theo dõi các nội dung liên quan có thắc mắc vui lòng phản hồi để được hỗ trợ nhanh nhất.