Tục ngữ là gì? Hình thức và phân loại tục ngữ

Tục ngữ là gì? Hình thức và phân loại tục ngữ, Ví dụ minh họa Ngữ văn 4, 6, 7

Tục ngữ là gì? Hình thức và phân loại tục ngữ, Ví dụ minh họa Ngữ văn 4, 6, 7 được svnckh tổng hợp thông tin ở dưới bài viết, Hi vọng giúp các em nắm được kiến thức quan trọng để làm bài tập.

Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Phân loại tục ngữ dân gian

Tục ngữ phản ánh những nhận định, quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử xã hội, về tư tưởng, đạo đức …

1.Phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất

Tục ngữ về lao động sản xuất phản ánh một số nét chính điều kiện và phương thức lao động của nhân dân, phản ánh đặc điểm đời sống dân tộc. Những kinh nghiệm về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh thiên nhiên của nhân dân lao động được đúc kết trong tục ngữ được phổ biến rộng rãi, trở thành tri thức khoa học kỹ thuật dân gian.

VD :

Bơ bãi không bằng phải thì.

Vấy mại thì mưa, bối bừa thì nắng.

Mây thành vừa hanh vừa giá.

2. Ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội

Tục ngữ nói về các hiện tượng lịch sử xã hội là bộ phận chủ yếu, phản ánh những tập quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân …

Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những đặc điểm sinh hoạt gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời phong kiến.

VD :

Ăn lông ở lỗ.

Con dại cái mang.

Năm cha ba mẹ.

Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.

Hai mốt giỗ cha, hai mươi ba giỗ con.

Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.

3. Thể hiện triết lý dân gian của dân tộc

Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống và lối sống, Đức tính của nhân dân, phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động, trong đó bao hàm những tư tưởng chính trị xã hội và tư tưởng triết học.

Tục ngữ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao động. Tư tưởng này biểu hiện trước hết ở những quan niệm về con người.

VD : 

Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo.

Có công mài sắc có ngày nên kim.

Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Ðói cho sạch, rách cho thơm.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Chết trong còn hơn sống đục.

Xem thêm :

Tục ngữ là gì? Hình thức và phân loại tục ngữ

Hình thức của tục ngữ

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ

Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

VD :

Tre già, măng mọc.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Không có lửa sao có khói.

Hình thức ngữ pháp

Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.

Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.

Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.

VD:

Của người bồ tát.

Chó treo, mèo đậy.

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, qua đây các bạn đã biết được ” Tục ngữ là gì? Hình thức và phân loại tục ngữ, Ví dụ minh họa Ngữ văn 4, 6, 7 “ Phải không nào? Cùng theo dõi những bài viết mới của chúng tôi nhé.