tác giả

Vài nét về cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu được svnckh tổng hợp nhiều nguồn thông tin, chi tiết khác nhau về nội dung chính quan trọng nhất về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác, .. của tác giả. Nguyễn Ðình Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tên tuổi ông là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam qua những bài thơ, bài văn bất hủ thể hiện lòng yêu nước của ông. Mời các bạn cùng theo dõi để biết rõ hơn về ông nhé.

Xem thêm : Tác phẩm giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Cuộc đời về Nguyễn Đình Chiểu

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

– Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

– Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

– Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù

– Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

– Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

tác giả

2. Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.

Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.

Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

Xem thêm : Sơ đồ tư duy về tác giả nguyễn đình chiểu

Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm

– Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử – Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.

– Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau khi Pháp xâm lược.

Nội dung thơ văn:

– Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế.

– Lòng yêu nước thương dân: Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,… Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

– Nghệ thuật thơ văn: Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống, đậm đà sắc thái Nam Bộ, lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.

Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

  1. Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
  2. Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
  3. Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
  4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
  5. Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
  6. Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
  7. Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
  8. Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
  9. Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).Q