Cr2O3 là gì

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3 Thực hiện cân bằng PTPƯ

Dẫn khí NH3 qua CrO3 nung nóng được viết phương trình hóa học như thế nào? Hiện tượng xảy ra gồm những chất gì? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho các bạn cách viết phương trình hóa học 2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3 Mời các bạn cùng theo dõi.

Xem thêm phương trình phản ứng hóa học:

Câu hỏi trắc nghiệm :

Dẫn khí NH3 qua CrO3 nung nóng, Hiện tượng quan sát được là :

A. Chất rắn chuyển từ màu xanh sang màu vàng.

B. Chất rắn chuyển từ màu vàng sang da cam.

C. Chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục

D. Chất rắn chuyển từ da cam sang màu lục.

Đáp án C

Phương trình phản ứng xảy ra :

2NH3 + 2CrO3 ⟶ 3H2O + N2 + Cr2O3

Cr2O3 là gì

Trong đó :

NH3 là khí Bazơ amoniac không màu có mùi khai

CrO3 là Crom trioxit chất rắn có màu đỏ thắm

H2O là nước thuộc chất lỏng không màu

N2 là khí Nitơ không màu

Cr2O3 là Crom(III) oxit có màu xanh thẫm là chất bột không tan trong nước

Ở Điều kiện khác: NH3 bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 thì phương trình phản ứng mới xảy ra.

Cách thực hiện: Cho NH3 tiếp xúc trực tiếp với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3 thì ta thấy xuất hiện có khí Nitơ thoát ra ngoài.

Tính chất vậy lý của Amoniac (NH3)

+ Khí amoniac không màu, có mùi hắc đặc trưng, nếu hít phải nồng độ lớn có thể dẫn đến tử vong.

+ Amoniac hóa lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng đặc trưng.

+ NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi amoniac có độ phân cực lớn do NH3 có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực.

+ Nó nhẹ hơn không khí, mật độ của amoniac gấp 0,589 lần không khí.

+ Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt.

+ Áp suất tiêu chuẩn 1ATM: 0.769 kg/m3

+ Tỷ lệ giãn nở thể tích 850 – 1000 lần

+ Khối lượng riêng: 681 kg/m3 (-33°C)

+ Độ hòa tan trong nước: 47% ở 0°C (89,9 g/100ml); 31% ở 25 °C; 18% ở 50°C;

+ Độ pH > 12

+ Điểm sôi: 33,34 °C

+ Điểm nóng chảy: -77,7 °C

+ Nhiệt độ tự cháy: 650°C

Tính chất hóa học của NH3

NH3 có tính bazơ yếu

Vì có tính bazơ nên khí amoniac làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và có đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch kiềm nên nó có thể tác dụng với axit, kim loại, muối…

NH3 tác dụng với axit

NH3 tác dụng với axit nhưng sản phẩm thu được thường là muối amoni axit tương ứng và nước.

Ví dụ:

H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4

NH3 + HCl → NH4Cl

HNO3 + 3NH3 → 2NH4NO + H2O

NH3 tác dụng với oxit axit

Khí NH3 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit axit hoạt động mạnh và yếu.

Ví dụ:

NH3 + CuO → Cu + H2O + N2

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

NH3 tác dụng với muối

Khí amoniac tác dụng với muối để tạo thành bazơ mới và muối mới với chất xúc tác thường là nước.

Ví dụ:

NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2 ↓

2NH3 + AlCl3 + 2H2O → Al(OH)3 + 2NH4Cl

NH3 tác dụng với phi kim ( Phản ứng oxy hóa)

Vì phân tử nitơ là chất oxy hóa nên NH3 có tính khử mạnh khi tác dụng với nhóm halogen như clo và oxy.

Ví dụ:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl ( đk là nhiệt độ cao)

8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

4NH3 + 5O2 → 6H2O + 4NO ( điều kiện 800°C)

4NH3 + 7O2 → 4NO2 + 6H2O

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O ( điều kiện 500°C)

Amoniac tác dụng với kim loại

Có thể tác dụng với nhóm kim loại kiềm và nhôm.

2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)

2K + 2NH3 → H2 + 2KNH2 (khí)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2

Chú ý :