tóm tắt thuốc lỗ tấn

5 Mẫu tóm tắt thuốc lỗ tấn Ngữ Văn 12 Tập 2

Bài viết này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 tóm tắt một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ chi tiết, nội dung bao gồm tất cả nội dung và nghệ thuật của mẫu tóm tắt thuốc lỗ tấn Từ đó sẽ giúp các em tổng hợp được kiến thức học tập tốt bộ môn ngữ văn.

Tìm hiểu thêm :

tóm tắt thuốc lỗ tấn

Mẫu tóm tắt thuốc lỗ tấn

Mẫu số 1

Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ. Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến TQ thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu (Cái tay không cảm nhận được nỗi đau cái chân). Truyện thuốc có nhiều lớp nghĩa : trước hết nhà vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh cao. Kế đến lỗ tấn đã đề cập tới vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế. Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu TQ phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.

Mẫu số 2

Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn bắt đầu với lão Hoa Thuyên đổ tiền mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh cho con trai là Thuyên đang mắc bệnh lao. Lão Hoa Thuyên đánh cược tất cả và dấn thân vào hành trình không dễ dàng để có được chiếc bánh bao tận tay với hy vọng may mắn cho con. Tuy nhiên, bất chấp sự tưởng tượng của mọi người trong quán trà vào phương thuốc cổ quái, chiếc bánh bao tẩm máu người không thể chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Thuyên đã đi một chặng đường đau khổ và qua đời.

Sau đó, hai người mẹ, mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng bé Thuyên, đến thăm mộ con trai mình trong ngày Tết Thanh Minh. Họ vượt qua một con đường trống trải, nơi chôn cất những người chết vì chém, tù với những người nghèo trong nghĩa địa để đến với mộ con. Bước qua những cơn đau buồn của cuộc đời, hai người bà tựa nhau và chia sẻ nỗi buồn của mình. Họ phát hiện trên mộ Hạ Du có một vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, tạo nên một khung cảnh đầy ý nghĩa. Mẹ Hạ Du không thể nén nỗi đau của mình và khóc lên, kêu oan cho con. Hai bà mẹ cảm thấy sự hiện diện của nhau trong những giây phút này là trọn vẹn ý nghĩa và cảm thấy họ không còn đơn độc trong nỗi đau của mình nữa.

Mẫu số 3

Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn với hi vọng chữa khỏi căn bệnh quái ác cho con. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên khỏi thần chết. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ. Mẹ Hạ Du sau khi than khóc cho cái chết oan nghiệt của con vẫn không hết khó hiểu “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay bút về phía trời xa.

Mẫu số 4

Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, “họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.

Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ “người tóc hoa râm” đến “anh chàng hai mươi tuổi”. Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm “giặc”. Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.

Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?”. Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.

Mẫu số 5

Con trai lão Hoa bị bệnh lao rất nặng, để chữa bệnh cho con, vợ chồng lão Hoa đã bỏ tiền đút lót cho đao phủ để lấy được chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù vừa chịu án chém (Hạ Du). Sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người, thằng Thuyên con vợ chồng lão Hoa không những không khỏi bệnh mà bệnh càng trở nặng mà chết. Truyện kết thúc trong chi tiết vợ lão Hoa và mẹ của Hạ Du đi viếng mộ con ở nghĩa địa và hình ảnh vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du.

Trên đây là Tóm tắt truyện Thuốc của Lỗ Tấn ngắn gọn, đầy đủ. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!