Truyện FULL ông già và biển cả của (Hê-Minh-Uê) Ngữ Văn 12 là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Huê-minh-uê. Bài học giúp các em học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của lão ngư phủ đơn độc dũng cảm mà cả vẻ của nhân vật cá kiếm kì phùng địch thủ của ông, thấy được nét độc đáo trong văn nghệ thuật của Hê-Minh-Uê.
Xem thêm :
Tiểu sử về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
– O – nit Hê – ming – uê (1899- 1961): Sinh ra ở Oak Pác, bang I-li-noi, trong một gia đình trí thức.
– Được xem là một trong 2 nhà văn vĩ đại của nước Mĩ thế kỉ XX, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ về khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).Những ngọn đồi xanh Châu Phi,…
+ Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, được viết theo “ nguyên lí tảng băng trôi”.
2. Giới thiệu về Ông già và biển cả
a. Xuất xứ
– Ông già và biển cả (1952) là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Huê-minh-uê.
– Đoạn trích trong SGK nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.
b. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm.
- Phần 2. Còn lại: Hành trình ông lão Xan-ti-a-gô đưa con cá kiếm trở về.
c. Tóm tắt
Đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Đó là con cá kiếm lớn nhất và đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Suốt mấy ngày, Xan-ti-a-gô tìm mọi cách để bám trụ và giữ con cá. Cuối cùng, lão cũng cắm được mũi lao vào tim con cá và giết chết được nó. Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, Xan-ti-a-gô cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Một tiếng sau thì con cá mập đầu tiên tấn công.
d. Ý nghĩa nhan đề
Tên tác phẩm được dịch sang tiếng việt là “Ông già và biển cả” đã cho thấy sự đối xứng “ông già” – “biển cả”. Từ đó, tạo nên sự đối lập giữa hai đối tượng trung tâm của tác phẩm là ông già – một người già cả, sức yếu với biển cả – mênh mông, dữ dội. Qua đó, ca ngợi sức mạnh của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ.
e. Nội dung
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
f. Nghệ thuật
Độc thoại nội tâm, vận dụng nguyên lí tảng băng trôi…
Dàn ý phân tích Ông già và biển cả
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả.
(2) Thân bài
a. Hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô
– Hoàn cảnh: Ngày thứ ba kể từ khi ra khơi, con cá bắt đầu lượn vòng.
– Hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô:
Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi.
Dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì.
Điêu luyện trong hành động phóng lao trúng tim con cá.
– Nhận xét: Sau cuộc chiến, ông đã giết chết được con cá kiếm.
– Ý nghĩa:
Khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên của con người.
Sức mạnh phi thường, khả năng của con người không hề giới hạn.
b. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa
– Ngoại hình: “cái đuôi lớn hơn cả chiếc hái lớn màu tím hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm”, “một cái bóng đen vượt qua dưới con thuyền”, “bộ vây to sụ nặng hơn mười tấn”…
– Sức mạnh: “những vòng bơi của nó khiến ông lão hoa mắt chóng mặt”, “ ông cảm nhận được cú nẩy mạnh đột ngột ở sợi dây do con cá gây ra”, “nó phóng lên khỏi mặt nước phô tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”…
– Ý nghĩa:
Biểu tượng của sức mạnh của thiên nhiên.
Đại diện cho những khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống.
Biểu tượng của khát vọng chinh phục nghệ thuật của con người.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị và nội dung của đoạn trích.