phân tích số phận con người

Mẫu phân tích số phận con người (M. Sô-lô-khốp) Có chọn lọc

Mẫu phân tích số phận con người (M. Sô-lô-khốp) Có chọn lọc bao gồm dàn ý và mẫu phân tích về tác phẩm từ đó mang đến gợi ý cách viết và  bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn phân tích, cảm thụ văn học hay.

Tìm hiểu thêm :

Dàn ý phân tích Số phận con người

I. Mở bài:

Tác giả Sô-lô-khốp là nhà văn lớn của nước Nga, được coi là nhà văn hàng đầu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Số phận con người là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông, tác phẩm đã cho thấy tính cách kiên cường và lòng nhân ái của con người Nga, nghị lực phi thường của họ để vượt qua những khó khăn.

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp

– Là một người đàn ông trải qua nhiều đau khổ trong chiến tranh:

Bị thương hai lần, bị bắt giam 2 năm trong trại tù binh ở Đức.
Sau khi thoát khỏi trại tù binh ở Đức, trở về với hồng quân liên xô, anh lại biết tin vợ và con gái đã mất do bom đạn của bọn phát xít.
Niềm hy vọng duy nhất của anh chính là cậu con trai, nhưng đến ngày hồng quân giành chiến thắng cũng là ngày con trai anh bị một tên thiện xạ Đức giết hại.
– Anh trở nên cô độc sau chiến tranh:

Không còn quê nhà, không còn nhà, không còn người thân và phải sống nhờ nhà người bạn.
Luôn sống trong nỗi thất vọng, cô đơn, luôn như người mất hồn “cặp mắt buồn nguội lạnh lúc nào cũng buồn thê thảm”ngày ngày tìm đến quán rượu, suýt trở thành kẻ nghiện rượu.
– Nhận xét: Xô-cô-lốp là nạn nhân của chiến tranh, chịu nỗi đau cả về thể chất và tinh thần.

2. Cuộc gặp gỡ với bé Va-ni-a và cố gắng vượt qua nỗi đau của Xô-cô-lốp

a. Sự thay đổi của Xô-cô-lốp

– Anh chú ý đến bé Va-ni-a trong những lần gặp tình cờ, qua một số câu hỏi ngẫu nhiên anh biết bé Va-ni-a mồ côi cha me, cha mẹ em đều chết trong bom đạn kẻ thù, em không còn có người thân thích.

– Một lần gặp, anh quyết định nhận nuôi Va-ni-a vì sự cảm thương. Đây là quyết định mang tính bột phát, xuất phát từ tình yêu thương chân thành, không toan tính.

– Khi đưa đứa trẻ về nhà người bạn, hai vợ chồng họ đều rất vui, “bà chủ múc súp… nước mắt ròng ròng”. Giọt nước nước mắt của bà là sự xót thương cho cảnh ngộ của chú bé, của Xô-cô-lốp và cho chính bà.

– Bằng bàn tay vụng về của một người đàn ông, Xô-cô-lốp đã chăm sóc bé Va-ni-a một cách yêu thương, ân cần.

– Từ khi có bé Va-ni-a, anh thấy cuộc sống của mình thực sự có ý nghĩa “trở nên êm dịu hơn”. Chú bé Va-ni-a đã trở thành điểm tựa của anh.

– Thế nhưng, anh vẫn luôn day dứt về nỗi đau mất người thân yêu, cùng với việc anh bị tước bằng lái, Xô-cô-lốp quyết định cùng bé Va-ni-a đến nơi khác sống.

– Nhận xét: Tình yêu thương đã khiến con người trước kia trong anh hồi sinh, anh bắt đầu lại với một cuộc sống mới đầy ý nghĩa, ước mơ. Anh dần thoát khỏi nỗi cô đơn, tuyệt vọng. Anh dùng cách.

– Nêu suy nghĩ về số phận con người: cả Xô-cô-lốp và Va-ni-a đều là những nạn nhân của chiến tranh, nhưng hai con người ấy đã nương tựa vào nhau để cùng vượt qua nỗi đau. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?”, họ còn phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa để tìm thấy hạnh phúc.

III. Kết bài:

Nghệ thuật đặc sắc: kết cấu truyện lồng trong truyện, xây dựng nhân vật điển hình cho tính cách Nga, con người Nga, chi tiết nghệ thuật độc đáo.
Qua số phận của Xô-cô-lốp, tác giả đã tố cáo tội ác của chiến tranh phát xít, phản ánh chân thực cuộc sống của người lính Nga thời hậu chiến từ đó bày tỏ niềm cảm thương trước số phận của họ, đồng thời ngợi ca nghị lực, vẻ đẹp tâm hồn con người Nga.

phân tích số phận con người

Phân tích Số phận con người hay nhất

Mẫu 1

Tác phẩm Số phận con người là lời tự sự của nhân vật trung tâm – anh lính hồng quân Xô-cô-lốp, người đàn ông đã chịu bao giông tố khắc nghiệt của cuộc đời đổ ập lên số phận. Đó là cuộc đời gắn liền với một trang sử bi tráng hào hùng của nhân dân Nga, với chế độ Xô-viết đã tạo thành phẩm chất của những con người Nga kiên cường. M.Sôlôkhôp đã dựng lên chân dung một con người Nga bình thường nhất, một người xô viết chân chính. Số phận ấy tiêu biểu cho bao người con ưu tú đã viết nên trang sử thời đại hào hùng của đất nước Liên Xô cũ.

Cuộc sống hiện lên trần trụi như nó vốn có – không khoa trương hào nhoáng, không bi kịch hoá mà cứ đều đều như giọng kể của người đàn ông Nga có cái họ bình thường như bao người Nga: Xô-cô-lốp. Nhưng trong số phận anh có sức nặng của nỗi đau dân tộc Nga qua các thời kỳ khốc liệt nhất. Không tránh né sự thật – đó là phẩm chất hàng đầu của các cây bút Nga – xô viết mà M. Sôlôkhôp chính là một tấm gương. Sự thật đó không phải được kể bằng giọng lạnh lùng thản nhiên mà còn hằn nguyên nỗi đau trong giọng văn thấm thía, trong những ám ảnh kí ức hằn sâu trong tâm trí của người cựu binh xô viết – chính là phản chiếu một mảng hiện thực rộng lớn và xuyên suốt các chặng đường của nhân dân Nga.

Trước hết là kí ức những ngày nội chiến, khi chính quyền xô viết non trẻ phải đối mặt với lũ bạch vệ, thổ phỉ và can thiệp. Người đọc có thể nhận ra những dấu ấn quen thuộc làm nên tên tuổi của M.Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm. Nạn đói, cuộc sống cùng cực không quật ngã nổi ý chí của người dân xô viết. Xô-cô-lốp từng trải qua cuộc đời làm thuê, từng chứng kiến gia đình gục chết trong cái đói, nhưng chính sự tàn khốc ấy là một sự lý giải vì sao anh trở thành chiến sĩ hồng quân, vì sao anh lại có một hạnh phúc từ đau thương bất hạnh. Đó là hạnh phúc của những người nghèo khổ được xây lên từ bất hạnh để họ khẳng định tư thế làm chủ cuộc đời.

Có lẽ kí ức nhân loại mãi mãi không phai mờ bao ám ảnh khủng khiếp của Chiến tranh thế giới lần thứ II. Nhưng nhà văn không theo cách thông thường để ca ngợi vào những đóng góp xương máu của hơn hai mươi triệu người xô viết làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. bi kịch chiến tranh hiện hữu ngay trong từng số phận, từng gia đình. Sức hủy diệt của nó khiến cho Xô-cô-lốp mất vợ và hai con; bé Vania mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mất mát là điều không tránh khỏi nhưng với người trong cuộc còn kinh khủng hơn rất nhiều, khi sức ám ảnh của nó vẫn trở về trong những giấc ngủ nặng nề, để Xô-cô-lốp mỗi lần tỉnh giấc lại đầm đìa nước mắt. Nhưng vào thời điểm đối mặt quyết liệt với kẻ thù, nước mắt không thể rơi! Chỉ có thể là ánh mắt rực lửa căm hờn và khinh bỉ với kẻ thù, với những tên phản bội. Anh đã sống đúng với tư cách người lính ngay cả khi “chiến bại”, bị bắt làm tù binh.

Cảm hứng về cuộc chiến tranh của M.Sôlôkhôp có phần gần gũi với Alếchxây Tônxtôi với “Tính cách Nga”, với “Người xô viết chúng tôi”… Nhưng người đọc hiểu đó chính là lúc con người đang chiến đấu vì danh dự dân tộc, vì những niềm hy vọng không tắt về tương lai. Xô-cô-lốp đã là người chiến thắng, ngẩng cao đầu trong trại tập trung của kẻ thù, mưu trí dũng cảm trở về đội ngũ, chiến đấu bằng tất cả lòng căm thù sục sôi với kẻ đã hủy hoại hạnh phúc gia đình, và cả “niềm hy vọng cuối cùng” – người con trai đã thành đại úy pháo binh Anđrây Xôcôlôp. Trớ trêu thay, vào ngày cờ đỏ thắm trên nóc nhà Quốc hội Đức , anh đã phải tiễn đưa con mình. Dẫu biết sự hy sinh ấy là anh hùng, là cần thiết, nhưng quả thật đó là một cú đập phũ phàng của định mệnh khiến bất cứ ai yếu lòng cũng có thể quị ngã. Có lẽ đó cũng là những trang viết gợi nhắc cho chúng ta nhiều nhất về ý nghĩa tàn khốc của chiến tranh, vinh quang và cay đắng, hạnh phú và bất hạnh, niềm vui chung và nỗi đau riêng để từ đó suy ngẫm và hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của từ “hy sinh”.

Thế nhưng tuyệt nhiên ta không nhận thấy tâm trạng của những con người – nhân dân Nga trở về sau chiến tranh lại nặng nề bi thảm như của “thế hệ vứt đi” trở về sau Đại chiến I ở Mỹ hay châu Âu. Bởi lẽ hy sinh sẽ là vô ích nếu như sự sống sẽ tê liệt sau bao mất mát. Bởi thế, Xô-cô-lốp đã sống, làm việc như bao người lính xô viết trở về sau chiến trận. Nỗi đau lắng vào trong và chỉ thật sự hiện hữu khi Xô-cô-lốp tìm quên trong men rượu. Áp lực đời thường và hậu quả chiến tranh quá nặng nề tưởng chừng có thể làm cho con người gục ngã. Sự tình cờ, ngỡ như ngẫu nhiên mà tất yếu đã gắn chặt cuộc đời Xô-cô-lốp với bé Vania.

Chú bé Vania – đôi mắt đen lay láy, cuộc sống vất vưởng là một hình tượng nghệ thuật có thể làm mềm những trái tim sắt đá nhất. Chú bé chính là hiện thân của thế hệ tương lai nước Nga, là vẻ đẹp của sự thơ ngây thánh thiện cần phải che chở, bảo bọc. Cuộc gặp gỡ của hai con người ấy là tất yếu. Không chỉ cảm động vì khoảnh khắc thì thầm của Xôcôlốp và bé Vania: “Ta là bố của con”, lúc nhận bố con cũng là lúc người đọc chứng kiến sự trở lại của những giọt nước mắt ở con người tưởng như trái tim đã khô héo vì đau khổ. Nước mắt – hạnh phúc và xót xa cứ đan quyện vào nhau, thấm vào lòng tất cả mọi người.

Ngỡ rằng hạnh phúc đã thật sự trở lại, ngỡ rằng từ đây đầy ắp tiếng cười và những tiếng ríu rít như chim của bé Vania, nhưng kí ức vẫn hiện về đấy ám ảnh. Người đọc phải chứng kiến những lời nói dối – nhưng lạ thay đó lại là lời đẹp hơn trăm lần sự thật. Bởi sự đồng cảm số phận và tình thương yêu đã gắn chặt cuộc đời hai bố con – một người đang cần nén chặt nỗi đau quá khứ và một người cần được bảo đảm tương lai tốt đẹp. Vậy mà định mệnh lại trêu cợt để cho bố con Xô-cô-lốp lại tiếp tục hành trình giữa đời thường với bao thử thách đón chờ phía trước.

Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường. Nhưng cuộc sống bao dồn đẩy sóng gió đã tôi luyện cho anh một phẩm chất kiên cường, một tình thương yêu bao la. Gương mặt người đàn ông ấy đã sắt lại vì đau khổ, nhưng trái tim tổn thương ấy vẫn đập những nhịp thương yêu nồng nàn với con người. Nhà văn đã lên tiếng thay nhân vật ở cuối tác phẩm, bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn trước nhân cách một con Người chân chính. Bức thông điệp của nhà văn giúp ta nhận ra rõ hơn chân dung của nhân dân Nga, vẻ đẹp của tâm hồn Nga và sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch bất hạnh.

Đó là sự khẳng định tuyệt đối của nhà văn thể hiện niềm tin tưởng vào con người nhân dân và tương lai của đất nước. Nỗi buồn kết lại tác phẩm lại khiến ta nhận ra tầm vóc vĩ đại của đất nước và con người Nga xô viết quả cảm, kiên cường, nhân hậu.

Mẫu 2

Nhà văn Sô lô Khốp (1905 – 1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được nhận giải thưởng Nô-Ben về văn học năm 1965. Đồng thời ông được liệt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm số phận con người. Qua tác phẩm ấy, ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh. Từ khi ra đời có trên mặt báo Sự Thật cho đến nay, tác phẩm vẫn còn nguyên những giá trị ý nghĩa của mình.

Nhân vật chính trong truyện chính là nhân vật Xô cô lốp. Anh là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh không còn gì cả, người thân, nhà cửa, bạn bè không còn ai hết. Đối với anh mà nói, một lòng chiến đấu vì quê hương đất nước, cũng chính là bảo vệ người thân của mình, vậy mà giờ đây những người thân yêu của anh đều từ bỏ anh mà đi, bom đạn kia đã cướp họ khỏi anh.

Chính vì thế mà anh phải sống một cuộc sống đau khổ. Trong chiến đấu anh cũng phải chịu những bất hạnh đó, là hai lần anh bị thương và tiếp tục bị đày đọa hai năm trong trại tập trung của phát xít Nhật. Vợ và hai người con gái của anh bị bom phát xít cướp đi tính mạng. Anh chỉ còn niềm hi vọng vào người con trai cả là A-na-tô-li thì anh ấy cũng bị chết trận năm 1945.

Như vậy có thể thấy số phận của anh rất bất hạnh, khi chiến đấu đã chịu những khổ cực về thể xác rồi, mà đến khi chiến tranh kết thúc, mọi nhà sống trong độc lập thì với anh lại là niềm đau khổ về tinh thần, vì những người thân yêu của anh đều bị chiến tranh cướp đi mất rồi. Anh tuyệt vọng trước những đau khổ của cuộc đời. Từ đó ta thấy được hậu quả của chiến tranh để lại thật sự rất đau lòng.

Sau chiến tranh anh không còn nhà cửa, không còn người thân, cho nên anh phải ở nhờ một người đồng chí cũ. Anh phải tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau của mình. Tóm lại sau chiến tranh anh phải sống một cảnh sống cô đơn và bế tắc. Và trong một lần tình cờ hay do duyên trời run rủi cho anh gặp bé Va ni a. Nhà văn miêu tả ngoại hình của chú bé bằng những lời văn chân thực nhất, để từ đó thấy được hậu quả kinh khủng của chiến tranh để lại. Chú bé khoảng năm đến sáu tuổi. Chú hiện lên trong bô dạng quần áo rách bươm xơ mướp, mặt mũi thì bê bết lem luốc… duy nhất chỉ có cặp mắt là sáng ngời. Cậu bé ấy cũng có một hoàn cảnh vô cùng thương tâm.

Cả cha và mẹ của cậu bé đều chết trong chiến tranh. Cùng có người thân bị mất, nhưng ít ra Xô cô lốp còn có sức mà lao động, còn cậu bé kia làm sao có thể lao động được. Cậu còn quá nhỏ. Cậu sống vạ vật, ai cho gì ăn đấy, bạ đâu ngủ đấy. Và duyên phận như cho họ gặp nhau, để bù đắp cho nhau những tình thương mà mình đã mất đi. Xô cô lốp cảm thương tình cảnh của Va ni a cho nên anh quyết định nhận cậu làm con nuôi. Cả hai người chủ nhà của Xô cô lốp cũng đồng tình với hành động nhân ái ấy. Và anh như quên đi mọi đau khổ, mà dành cho bé Va ni a những tình thương sự tận tình chu đáo. Anh mua quần áo cho cậu bé, một chiếc áo bành tô rất đẹp. Chính lòng nhân ái đã đem hai trái tim gần nhau sưởi ấm cho nhau.

Thế rồi anh cố gắng kiếm sống để nuôi bé Va ni a, nhưng cuộc sống hay số phận anh khổ đau. Anh vượt lên những nỗi đau, xe anh quệt nhẹ người ta mà anh bị tước bằng lái, anh mất việc nên phải đi lang bạc kiếm sống. Đã thế sức khỏe của anh cũng giảm đi trông thấy. Anh đau đến khóc, thế nhưng anh vẫn cố gắng không để cho bé Va ni a biết. Trước mặt cậu anh vẫn tỏ ra bình thường. Dường như nhà văn đang nhìn anh với một ánh mắt nhân đạo, anh đã không để cho bé Va ni a phải khóc, điều đó thể hiện một sự hi sinh của người cha.

Đến đoạn cuối tác phẩm, thì nhà văn như thể hiện sự đồng cảm thương xót của mình với nhân vật. Tác giả không thể nào giấu được những cảm xúc của bản thân mình, trước những tình cảnh cũng như tình cảm của hai cha con mà thốt lên: “Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…” Hai người côi cút, đã tìm đến nhau chia sẻ cho nhau những niềm yêu thương trong cuộc sống. Đoạn văn thể hiện sự khâm phục, những tính cách con người Nga kiên cường trước những khó khăn của cuộc sống. Trong hoàn cảnh đói nghèo đau khổ, nhưng vẫn trao cho nhau những tình yêu thương nhân ái để chạm tay đến hạnh phúc.

Như vậy, có thể nói, qua đây ta thấy được số phận con người sau chiến tranh đau khổ như thế nào. Người lính đã trải qua những khó khăn trên chiến trường, rồi tưởng rằng chiến tranh kết thúc sẽ được đoàn tụ, thì người thân cũng bị chiến tranh cướp đi. Xô cô lốp cùng bé Va ni a chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. Đồng thời qua tác phẩm này nhà văn kêu gọi mọi người nên có trách nhiệm với số phận của những con người như thế.

Mẫu 3

Tình cảm chân thành và sự thấu hiểu tính cách của nhân vật chính mang tên Sô – lô – khốp đã tạo nên giá trị hiện thực và nhân bản của tác phẩm. Vì vậy, tuy hình thức là truyện ngắn nhưng nội dung mang tính sử thi. Trong truyện ngắn nổi tiếng này, Sô – lô – khốp nữa là khám phá và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật đó là tinh thần dũng cảm, hào hiệp, tốt bụng và vị tha. Đồng thời, đảm bảo rằng: Sức mạnh của lòng nhân ái giúp con người vượt qua số phận bất hạnh, sống cuộc đời thực sự có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Nhà văn nổi tiếng người Nga Sô – lô – khốp đoạt giải văn học năm 1965. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm, tiểu thuyết đặc sắc, truyện ngắn đặc sắc với cái nhìn hiện thực về cuộc sống và chiến tranh, được sáng tác để chống lại và trăn trở cho số phận của con người sau chiến tranh. Tác phẩm của Sô – lô – khốp phản ánh rất rõ tư tưởng thời đại. Sô – lô – khốp bị thương và bị tra tấn vô nhân đạo trong trại tập trung của Đức quốc xã. Không chỉ vậy, tôi đã mất tất cả người thân và những người thân trong gia đình mình trong trận ném bom của quân phát xít. Tôi có vợ và hai con gái. Đây có lẽ là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời ông, những vết thương thể xác có thể mất nhiều năm để chữa lành, những mất mát và tổn thương về tinh thần thì không thể. Những tay súng Đức trong khoảnh khắc chiến thắng. Bước ra khỏi cuộc chiến, không còn những người thân yêu ở bên, nỗi cô đơn, trống trải, tuyệt vọng bủa vây lấy người đàn ông này. Đề tài về sự đau thương, mất mát của chiến tranh được nhiều độc tác giả lựa chọn để sáng tạo, nhưng chưa mấy ai quan tâm đến cuộc sống của những con người ấy sau chiến tranh như thế nào. Nắm bắt được sự cần thiết phải có những tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội của sau chiến tranh nhà văn Sô – lô – khốp viết nên truyện ngắn “Số phận con người” với nhân vật đó là Sô-lô-khốp, một người có những đức tính khiến ai cũng phải tôn trọng.

Hạnh phúc không phải là sản phẩm cuối cùng của chiến tranh. Bởi khi chiến tranh kết thúc, người chịu ảnh hưởng trực tiếp vẫn là một người dân của họ. Cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Họ bất ngờ đưa cho tôi một khẩu súng và dạy tôi cách chiến đấu. Cuối cùng thì hòa bình cũng trở lại, nhưng sự yên bình và hạnh phúc không còn như trước, và có khi còn tồi tệ hơn. Suy cho cùng, chiến tranh là một vòng luẩn quẩn vô nghĩa, không mang lại lợi ích gì cho con người. Chiến tranh không chỉ cướp đi cuộc sống tốt đẹp của Sô – lô – khốp mà còn của rất nhiều người khác, trong đó có gia đình Vania. Cậu bé không có gia đình, không có nhà để trở về cũng như không có gì để kiếm sống. Trẻ và già, so sánh hai số phận này cho thấy ít nhất Sô – lô – khốp có thể chọn con đường sống của riêng mình. Ít nhất thì anh ấy cũng biết cách kiếm sống và tồn tại trong phần đời còn lại, nhưng Vania thì không. Có lẽ vì lý do thảm hại tương tự, Sô – lô – khốp đã nhận Vania làm con trai mình vì lòng trắc ẩn. Không chần chừ, không muốn mất mát thêm nữa, anh dang rộng vòng tay đón Vania vào lòng bằng tất cả tình yêu thương còn sót lại của người bị thương. Có lẽ dễ dàng mang lại cho một cậu bé cảm giác an toàn và hạnh phúc hơn là nhờ ai đó đến và hàn gắn tâm hồn tan vỡ của mình. Vì vậy, anh phải sống một cuộc đời khốn khổ. Trong trận chiến này, anh không may bị thương hai lần và bị đày đi trại tập trung của phát xít Nhật thêm hai năm nữa. Vợ và hai con gái của ông đã bị bom phát xít giết chết. Hy vọng duy nhất của ông là một người con trai cả Anatoly, người cũng qua đời năm 1945. Trong chiến tranh, ông đau đớn về thể xác, và sau khi chiến tranh kết thúc, mỗi gia đình sống độc lập, nhưng với ông, đó là nỗi đau tinh thần khi mất đi những người thân yêu trong chiến tranh. Anh tuyệt vọng trước nỗi đau của cuộc đời. Từ đó ta thấy được hậu quả của chiến tranh thật là bi thảm. Sau chiến tranh, ông không có nhà cửa, không người thân nên phải ở nhờ nhà đồng đội cũ. Anh phải dùng đến rượu để xoa dịu cơn đau. Nói tóm lại, sau chiến tranh, anh phải sống một cuộc sống cô đơn và bế tắc. Sau đó, tình cờ hay định mệnh, anh gặp một cô bé vani. Nhà văn đã miêu tả ngoại hình của cậu bé một cách chân thực nhất để bạn thấy được cái kết bi thảm của cuộc chiến. Cậu bé khoảng 5-6 tuổi. Anh xuất hiện với bộ quần áo rách nát, khuôn mặt lấm lem và lấm lem. Chỉ có đôi mắt là sáng của một cậu bé cũng có hoàn cảnh rất buồn. Cha và mẹ của cậu bé đã chết trong chiến tranh. Có người thân mất tích thì ít ra cái xô lốp còn sức mà làm việc, còn thằng khác làm việc không được. Và định mệnh dường như đã đưa họ đến với nhau để bù đắp cho tình yêu đã mất của nhau. Cô thông cảm với hoàn cảnh của Vania và quyết định nhận anh làm con nuôi. Hai ông chủ của Sóc Cò Lốp cũng đồng tình với hành động tử tế. Và mặc dù dường như cậu ấy quên đi tất cả những đau khổ của mình, nhưng cậu ấy đã dành cho cậu bé rất ít tình yêu thương, sự tận tâm và lòng trắc ẩn. Cậu ấy đã mua quần áo cho cậu bé, một chiếc áo khoác rất đẹp. Đó là một sự tử tế khiến hai trái tim trở thành một và sưởi ấm cho nhau. Hơn nữa, chàng trai trẻ Vanya cũng rất dễ dàng và chân thành chấp nhận người đàn ông đau khổ làm cha của mình. Cậu bé kêu lên như thể đó là cha của mình và ôm lấy cổ Sô – lô -khốp. Trước đó, cậu bé vẫn biết rằng cha mình đã hy sinh trong chiến tranh. Đến bây giờ, tình yêu đã xóa đi những lo lắng, đắn đo. Hai con người cô đơn trong xã hội tìm đến nhau vì tình yêu. Cô bé Vania trở thành con trai của Sô – lô -khốp không chỉ là may mắn của ông. Đó cũng là niềm vui của Sô – lô -khốp. Trông chờ vào ngày mai và cả ngày giả vờ nhìn thấu nó, anh trở thành một người cha vụng về nhưng kiên nhẫn. Anh giờ không chỉ sống cho mình, mà còn vì con nên sống có trách nhiệm hơn. Nỗi đau và sự đau khổ trong đầu tôi đã giảm bớt, nhờ niềm hạnh phúc của cậu bé đã lan tỏa trong cuộc đời đen tối và khó khăn của cậu. Trong mơ tôi vẫn mơ thấy người yêu đã khuất nhưng nghĩ đến số phận của mình thì tôi thấy bớt đau hơn. Người lính không sợ chết, mỗi lần ra gió lại nơm nớp lo sợ lồng ngực đau nhói, sợ mình chết, Vania không còn ai nương tựa, phản ánh sự thiếu sót sau chiến tranh là quá nhiều, và còn rất nhiều đứa trẻ mồ côi, tội nghiệp như Vania, không đủ bao dung, tình cảm để nhận nuôi các em như cựu chiến binh Sô – lô -khốp.

Câu chuyện kết thúc theo quan điểm của người kể chuyện. Đây là quan điểm toàn diện và khách quan nhất. Ngoài ra, tác giả còn mượn lời của người kể chuyện để bày tỏ suy nghĩ của mình khi xem xét câu chuyện của Sô – lô – khốp và con trai. Truyện kết thúc bằng một kết thúc mở với một cái kết lạ lùng. Cảnh những người cha, người con, đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đứng trong một con hẻm nhỏ, khiến chúng tôi cảm thấy cuộc sống vẫn còn khó khăn đối với những người đã giành lại hòa bình sau chiến tranh. Trong chiến tranh, đất nước cần đến bà, nhưng khi chiến tranh kết thúc, đất nước đã để bà chiến đấu với cuộc đời mình, không giấu nổi cảm xúc của mình trước hoàn cảnh này và tình cảm cha con, tác giả đã thốt lên: “Thật xót xa được gặp cha con”. Đoạn văn này thể hiện sự ngưỡng mộ đối với một người Nga kiên cường trước những khó khăn của cuộc sống. Ngay giữa nghèo đói khổ đau, họ vẫn dành cho nhau lòng nhân ái để tìm được hạnh phúc. Có thể nói, ở đây là số phận bi đát của những con người sau chiến tranh. Những người lính từng trải qua gian khổ nơi chiến trường, tưởng rằng chiến tranh sẽ kết thúc và họ sẽ được gặp lại nhau, nhưng chiến tranh cũng đã cướp đi những người thân yêu của họ. Cô bé Vania là hiện thân của những số phận bất hạnh ấy. Đồng thời qua tác phẩm này, tác giả kêu gọi mọi người hãy chịu trách nhiệm về số phận của những con người như vậy.