Dấu hỏi chấm hay còn gọi là dấu chấm hỏi, dấu hỏi được đặt sau câu hỏi cần trả lời trong tiếng việt lớp 4. Bạn có thể chưa biết tác dụng của dấu chấm hỏi như thế nào? và cách sử dụng dấu hỏi chấm ra sao? Bài viết hôm nay https://svnckh.edu.vn/ sẽ cùng làm rõ vấn đề này nhé!
Dấu hỏi chấm là gì?
Dấu hỏi chấm kí hiệu: ?
Dấu chấm hỏi (?) hay còn gọi là dấu hỏi chấm, dấu hỏi, là một trong các dấu kết thúc câu dùng để kết thúc một câu hỏi.
Dấu hỏi chấm được đặt ở cuối câu hỏi (câu có nội dung hỏi)
Khi đọc câu có dấu chấm hỏi cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi hoặc từ để hỏi: ai, đâu, …lên giọng ở cuối câu và nghỉ hơi.
Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi chính mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?)
Tác dụng của dấu hỏi chấm lớp 4
Câu hỏi hay câu nghi vấn trong kiến thức lớp 4 là loại câu dùng để hỏi những điều chưa biết. Phần lớn chúng ta sẽ đặt câu hỏi cho người khác nhưng cũng có trường hợp câu hỏi được sử dụng với mục đích là hỏi chính bản thân mình. Dấu chấm hỏi ở cuối mỗi câu hỏi được xem là một dấu hiệu nhận biết. Đối tượng được hỏi cũng có thể là người, vật, con vật,… Trong mỗi câu hỏi thường chứa đựng các từ nghi vấn như: ai, nào, sao, gì, không,…
Việc đặt câu hỏi là một hoạt động giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống, nó giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc, những điều ta chưa biết. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi còn là cách kết nối con người lại với nhau và hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp.
Dấu hiệu nhận biết câu hỏi
– Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…)
– Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
Ví dụ:
– Ai là người đến muộn?
– Sao anh không trả lời?
– Đây là con gì?
Xem thêm:
Câu hỏi dùng để hỏi ai?
Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình
* Câu hỏi để hỏi người khác:
Ví dụ:
– Chiều nay mấy giờ vào lớp vậy Lan?
– Cậu có đi chơi không?
– Bạn đã ăn cơm chưa?
– Bạn thích chơi diều không?
– Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
– Bạn có đi chơi không?
– Tại sao bạn không làm bài về nhà?
* Câu hỏi tự hỏi chính mình:
– Tại sao mình lại quên nhỉ?
– Sao mình lại làm như vậy chứ?
– Không biết mẹ có buồn vì chuyện của mình không nhỉ?
– Mình đã đến nơi này chưa nhỉ?
– Mình đã gặp bài toán này ở đâu rồi nhỉ?
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:
– Thái độ khen , chê.
Hi vọng sau bài viết hôm nay các bạn đã có kiến thức đầy đủ về dấu hỏi chấm có tác dụng gì? Và cách sử dụng dấu hỏi chấm lớp 4 nhé!
Tác dụng của dấu gạch ngang lớp 3, 4 – Dấu gạch ngang là gì?