Al

Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O Cân bằng phương trình sau phản ứng

Bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cân bằng phương trình hóa học sau phản ứng khi cho Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sau phản ứng thu được nhôm sunfua và khí lưu huỳnh đioxit. Viết phương trình hóa học đã cân bằng 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O, Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn tốt nhất ở bộ môn hóa học.

Chú ý :

Nhôm (hay Alumini) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số hiệu nguyên tử bằng 13.

Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 2700 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là boxide.

Al

Phương trình phản ứng hóa học đã được cân bằng :

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong đó :

Al là nhôm

H2SO4 là Acid sulfuric

Al2(SO4)3 là Nhôm Sunfat

SO2 là Lưu huỳnh dioxide

H2O là nước chất lỏng không màu

Điều kiện để phương trình xảy ra : Nhiệt độ thường

Cách tiến hành thí nghiệm :

Bỏ mẩu nhôm vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc nóng vào trong ống nghiệm đựng sẵn mẩu kẽm ta thấy xuất hiện Mẩu nhôm tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2).

Các phương trình điều chế Al :

AlCl3 + 3K ⟶ Al + 3KCl

Al2(SO4)3 + 3Mg ⟶ 2Al + 3MgSO4

2Al2O3 ⟶ 4Al + 3O2

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong vỏ Trái Đất có nhiều quặng nhôm hơn sắt nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi tấn sắt. Lí do vì:

A. Chuyển vận quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn vận chuyển quặng sắt

B. Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn

C. Nhôm có nhiều công dụng hơn sắt nên nhà sản xuất có thể có lợi nhuận nhiều hơn

D. Quặng nhôm ở sâu trong lòng đất trong khi quặng sắt từng thấy ngay trên mặt đất

Trả lời :

Đáp án B
Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3. Sử dụng phương pháp điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit nên tốn kém hơn khi điều chế sắt

Câu 2. Cho a gam nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) sau khi phản ứng kết thúc người ta thu 13,44 lit khí SO2 (đktc). Giá trị a là

A. 2,7 gam

B. 10,8 gam

C. 8,1 gam

D. 5,4 gam

Trả lời :

Đáp án B
nSO2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol

Phương trình hóa học

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

0,4 ← 0,6 mol

mAl = 0,4.27 = 10,8 gam

Câu 3. Dùng m gam Al để khử hết 3,2 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 1,344 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 0,540 gam.

B. 0,810gam.

C. 1,080 gam.

D. 2,160 gam.

Trả lời :

Đáp án D
Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH có khí thoát ra → Al dư

Phương trình phản ứng

2Al + Fe2O3→ 2Fe + Al2O3

0,04 0,02 mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,04 0,06 mol

→ nAl = 0,04 + 0,04 = 0,08 mol → mAl = 0,08.27 = 2,16 gam.