Phản ứng hóa học Al2O3 tác dụng với H2SO4 loãng, Cân bằng phương trình hóa học đã cân bằng 3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O đây là nội dung chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài này. Mời các bạn cùng đón xem.
Phương trình phản ứng hóa học :
3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Xem phương trình phản ứng khác của H2SO4 :
Các phương trình điều chế khác của Al2O3 :
6Al + 3SOCl2 ⟶ Al2O3 + Al2S3 + 2AlCl3
4Al + K2Cr2O7 ⟶ Al2O3 + 2Cr + 2KAlO2
2Al + B2O3 ⟶ Al2O3 + 2B
2Al + 3H2O ⟶ Al2O3 + 3H2
Điều kiện phản ứng của phương trình :
Điều kiện thường
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al2O3 phản ứng với dung dịch axit H2SO4 đặc tạo muối nhôm sunfat và nước ta thấy xuất hiệnChất rắn màu trắng của nhôm oxit (Al2O3) tan dần trong dung dịch.
Thông tin thêm :
– Các oxit kim loại khác đạt hóa trị cao nhất cũng tác dụng với dung dịch axit H2SO4 tạo muối mới có hóa trị cao nhất và nước.
– Oxit kim loại chưa đạt hóa trị cao nhất tác dụng với H2SO4 đặc xảy ra phản ứng oxi hóa khử tạo muối có hóa trị cao nhất và sản phẩm khử.
Al2O3 có tính chất như thế nào ?
Dưới đây là những tính chất hóa học, tính chất vật lý của hóa chất mà chúng tôi muốn chia sẻ gửi đến các bạn. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé:
Tính chất hóa học
Al2O3 là oxit gì?
Là oxit lưỡng tính nên vừa có thể tác dụng được với axit, vừa có thể tác dụng được với bazơ.
Phương trình phản ứng:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Tính bền: Ion Al3+ có điện tích lớn +3 và bán kính nhỏ hơn 1 nửa so với ion Na+ (0,048nm). Vì thế lực hút giữa ion Al3+ và O2- rất mạnh. Do đó tạo nên liên kết bền vững.
Do đó, nó có được tính những tính chất hóa học thể hiện được độ bền như:
Nhiệt độ nóng chảy cao (2.050 độ C) và khó bị khử thành Al.
Khi khử Al2O3 bằng C, chỉ thu được AL4C3 mà khó thu được Al.
Nhôm oxit không tác dụng với H2 và CO ở bất kỳ điều kiện nhiệt độ nào.
Tính chất vật lý
Al2O3 là hợp chất hóa học ở dạng rắn và có màu trắng. Tính chất cứng, không tan trong nước và có khả năng chịu nhiệt khá tốt.
Điểm đặc biệt của nhôm oxit
Bạn đã từng biết đến những loại đá quý Sapphire hay hồng ngọc? Vậy bạn đã từng nghe đến thông tin chúng đều là các oxit của nhôm chưa? Thực chất, do 1 số tính chất hóa học mà dạng nguyên chất của oxit nhôm là dạng tinh thể trong suốt. Và do các tạp chất như Cr2+ hay Fe3+ và Ti4+ giúp tạo nên màu sắc thu hút đối với đá quý.
Những loại đá quý này được gọi chung với cái tên Corindon. Tùy theo màu sắc mà được gọi cụ thể, ví dụ Corindon đỏ là Ruby, Corindon xanh là Sapphire. Trên thực tế, đây là loại đá quý có giá trị đứng thứ 2 chỉ sau kim cương.