Ba(OH)2

Al2O3 + Ba(OH)2 Cân bằng phương trình phản ứng hóa học

Al2O3 + Ba(OH)2 Đây là phương trình phản ứng hóa học khi cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với Al2O3 tạo thành bari aluminat và nước. Qua bài viết này của chúng tôi các bạn đã biết cách viết cũng như cân bằng phương trình phản ứng hóa học chưa, Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có kiến thức vận dụng vào giải các bài tập quan trọng nhất là trong các kỳ thi THPT quốc gia, Mời các bạn cùng theo dõi.

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học :

Ba(OH)2 + Al2O3 → H2O + Ba(AlO2)2

Điều kiện phản ứng :  Không có

Cách thực hiện phản ứng

– Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với Al2O3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Khi cho bari hiđroxit phản ứng với nhôm oxit tạo thành bari aluminat và nước

Thông tin thêm :

Tương tự như Ba(OH)2, các bazơ khác như NaOH, KOH, Ca(OH)2 …cũng phản ứng với nhôm oxit

Các phương trình điều chế ra Ba(OH)2 :

– O2 + Ba(HS)2 ⟶ 2S + Ba(OH)2

– 2H2O + Ba(HS)2 ⟶ H2S + Ba(OH)2

– 2H2O + BaS ⟶ H2S + Ba(OH)2

– 2H2O + BaC2 ⟶ C2H2 + Ba(OH)2

Ba(OH)2

Tính chất hóa học của Ba(OH)2

* Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.

– Làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

– Tác dụng với các axit (phản ứng trao đổi):

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

Nội dung tìm hiểu thêm :

– Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2… → Tùy tỉ lệ có thể tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit.

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

– Tác dụng với muối:

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓

* Ngoài ra, còn phản ứng với 1 số chất hữu cơ như: axit hữu cơ, este…

– Tác dụng với các axit hữu cơ → muối:

2CH3COOH + Ba(OH)2 → 22Ba + 2H2O (CH3COO)

– Phản ứng thủy phân este (phản ứng xà phòng hóa):

2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → 22Ba + 2C2H5OH (CH3COO)

* Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑

– Tác dụng với hiđroxit lưỡng tính:

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

Bài tập áp dụng :

Bài tập 1: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Bài tập 2: Không gặp Ba và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do vì:

A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B. Kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh.

C. Kim loại kiềm thổ dễ tan trong nước.

D. Kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.

Đáp án: B

Bài tập 3: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K D. Na, Cr, K

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)